Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con



Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.

Nỗi buồn Mẹ tôi - video

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.

Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.


Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: “Một đứa bé! Có một đứa bé!”.

Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt:
“Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

trích Internet





Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

TẤM GƯƠNG SÁNG



Đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Phương sinh năm 1983 quê ở xã Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam.


Thầy giáo tí hon Nguyễn Ngọc Phương

Chỉ với chiều cao 0,9m, nặng chưa đầy 19kg và chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng hiện nay thầy Ngọc Phương là chủ nhiệm của một lớp tình thương dành cho những trẻ em tật nguyền ở Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh ở TP. Đà Nẵng.

Lọt lòng mẹ khi chưa đầy 7 tháng tuổi, thầy giáo “tí hon” vỏn vẹn được 0,8kg, chiều dài chưa được 20cm. Ấy vậy mà, qua bao nhiêu biến cố tuổi thơ, bằng nghị lực phi thường thầy Phương hiện nay đã là một thầy giáo đang đứng lớp truyền nghề và dạy văn hóa cho hàng chục trẻ em cùng cảnh ngộ.

Thầy Nguyễn Ngọc Phương đang sửa chữa mô tơ điện cho máy may ở trung tâm.

Thầy Ngọc Phương tâm sự: “Trước kia tôi sinh ra không được may mắn như các bạn cùng trang lứa nên mình hiểu được cảm giác mất mát, bất hạnh của một người tật nguyền. Lớn lên, khi thấy mình có điều kiện, nhìn các em với những bước chân nhọc nhằn, giọng nói không nên lời nên mình xin vào trung tâm để nhận đứng lớp để cùng chia sẻ những khó khăn với các em. Đó cũng là mơ ước của tôi từ khi nhỏ”.

Đến nay, ở trung tâm bảo trợ này, thầy Phương đã có gần 5 năm công tác trên cương vị là một thầy giáo “đa năng”. Trong quãng thời gian chưa phải quá dài đó, đã có rất nhiều kỷ niệm, ký ức trong tâm trí thầy với nhiều em học sinh học mãi một lớp.

Theo thầy Phương cho biết: “Học trò của Phương đa phần là các em dị tật bẩm sinh do di chứng chất độc màu da cam. Hầu hết các em nói không ra lời hoặc nói rất chậm, nên việc dạy cho các em rất khó khăn. Các em học cái cốt là để luyện giọng, tập đọc và hơn thế nữa là cảm nhận được những niềm vui khi bản thân được đến lớp, có bạn có thầy vơi đi mặc cảm trong cuộc sống. Nếu không cùng cảnh ngộ, chắc mình cũng không đủ kiên nhẫn để dạy cho các em ở đây. Mình chỉ mong hằng ngày được lên lớp nhìn các em vui cười, nô đùa. Truyền tải những gì mình có thể để các em vững tin trong cuộc sống này”.


Lớp học tình thương của thầy Phương ở trung tâm.

Không những đứng lớp để truyền nghề cho các học sinh “đặc biệt” này, mà thầy Phương còn kiêm nhiệm cả luôn khâu sửa chữa máy móc, các thiết bị điện cho trung tâm để các anh chị có cùng hoàn cảnh sản xuất “hàng tình thương” xuất khẩu.

Bản thân Phương đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Đảng và Nhà nước. Anh cũng là 1 trong 3 nạn nhân da cam Việt Nam tham dự chương trình con tàu Hòa Bình, Nhật Bản vào năm 2008, cùng tham gia giao lưu với hơn 100 công dân còn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử 68 năm về trước ở Nhật Bản.

Chị Võ Thị Thu – Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh TP. Đà Nẵng cho biết: “Tuy là người khuyết tật, không được học hành nhưng bản thân thầy Phương đã tự biết vươn lên chính mình trong cuộc sống, luôn năng nổ, nhiệt huyết những công việc được giao, là một người thầy chịu khó, đồng cảm với số phận nên được các em ở đây rất quý mến. Thầy chính là tấm gương tiêu biểu biết vượt khó để mỗi con người chúng ta học tập”.


theo Internet


NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG

NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ XẤU XÍ


Có thể trong mắt ai đó cô ấy là người phụ nữ xấu xí nhưng không một ai có thể phủ nhận nghị lực cũng như cảm hứng mà cô ấy mang lại.

Lizzie Velasquez là một trong hai người duy nhất trên thế giới mắc hội chứng hiếm khiến cô khiếm thị một bên mắt và không thể tăng cân. Cô bị sinh non khi mới chỉ được 4 tháng tuổi, bác sỹ nói rằng có quá ít nước ối trong bụng mẹ cô. Tuy não, xương cũng như các cơ quan nội tạng của Lizzie Velasquez vẫn hoạt động bình thường nhưng khi lên 2 tuổi hình hài của cô chẳng khác gì đứa bé 5 tháng. Trong cơ thể cô không có mô mỡ vì vậy dù đã 25 tuổi nhưng Velasquez chưa bao giờ nặng quá 29kg.

Dù gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống là vậy nhưng Velasquez có suy nghĩ rất tích cực. Vì khiếm thị và nhỏ bé nên với những người thô lỗ, khó chịu bên cạnh mình cô cũng cảm thấy bình thường. Cô không ngại làm mẫu quảng cáo poster về phương pháp giảm cân cho các phòng tập.

Velasquez là con đầu lòng, khi sinh ra bác sĩ đã nói với bố mẹ cô rằng cô có thể không nói được, bị liệt và thiểu năng trí tuệ do sinh thiếu tháng. Nhưng bằng tình thương vô bờ bến của bố mẹ Velasquez được nuôi lớn và trưởng thành như bao đứa trẻ bình thường khác mà không hề cảm thấy sự khác biệt nào. Chỉ cho đến khi Velasquez đi học, bạn bè trong lớp đều xa lánh và xua đuổi cô như thể cô là một con quái vật. Nhưng mẹ cô đã dạy cô rằng hãy ngẩng cao đầu và sống vui vẻ, rồi mọi người sẽ nhận ra cô không hề khác người. Dù đôi khi rất chán ghét vẻ ngoài xấu xí của mình nhưng Velasquez cho rằng cuộc sống nằm trong tay cô, cô phải làm chủ nó.

Khi cô học trung học, một clip về cô bị một kẻ ác ý tung lên mạng, hàng nghìn lượt xem cũng như bình luận tiêu cực nhắm thẳng vào cô, thậm chí có người nói rằng vì thế giới này cô hãy dí súng vào đầu tự sát đi. Velasquez đã vô cùng đau khổ nhưng cô đã đứng dậy, lấy những bình luận ác ý đó làm bàn đạp vươn tới những mục tiêu cô đặt ra. Velasquez hiện nay có một cuộc sống thành công và gia đình ổn định. Cô đã đạt được những mục tiêu mà cô mong muốn: làm người thuyết trình, viết sách, tốt nghiệp cao đẳng và lập gia đình. Thông qua câu chuyện về cuộc đời mình Velasquez muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người rằng “Hãy tự tin sống, vì bạn là người quyết định con người bạn, cuộc sống của bạn. Hãy lấy những lời chỉ trích làm bàn đạp để tiến lên và thành công”.
với bạn bè


Không ai sinh ra có quyền lựa chọn số phận cho mình và chẳng nhiều người may mắn có cuộc sống cũng như vạch khởi đầu như ý. Nhưng chẳng lẽ vì vậy mà chúng ta bỏ cuộc và buông tay phó mặc cho số phận?

Bạn có quyền đổ lỗi cho số phận vì không có được khởi đầu như ý nhưng đừng đổ lỗi cho nó vì cái kết không như mơ. Cuộc sống của bạn nằm ở trong tay bạn cũng giống như cây bút chì nằm trong tay người họa sĩ. Bạn muốn vẽ nó tròn thì nó tròn, bạn muốn vẽ nó vuông thì nó là vuông dù rằng nó chẳng thực vuông hay thực tròn như trong tưởng tượng nhưng nó cũng là hình hài mà chính tay bạn vẽ ra. Cuộc sống này chỉ có một lần vì vậy hãy nắm giữ và trân trọng dù nó không vẹn tròn và có phần méo mó, hãy dùng nghị lực và cố gắng khiến nó tốt đẹp hơn.
làm diễn giả

 Giêm A-len đã từng nói “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ”.

ST