Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tin tức - Giáo Hoàng Francis

Hồng y Argentina trở thành Giáo Hoàng



Hồng y Jorge Mario Bergoglio, đến từ Argentina, được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo gồm 1,2 tỷ tín đồ. Đây là vị Giáo hoàng đầu tiên từ Mỹ Latin trong lịch sử.


Khói trắng bốc lên từ ống khói trên Nhà nguyện Sistine ngay sau 7 giờ tối qua theo giờ địa phương (tức 1h sáng nay Hà Nội). Hồng y Argentina Jorge Mario Bergoglio được chọn làm Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo có lịch sử hơn 2.000 năm. Ông Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, từng là Tổng giám mục Buenos Aires, sẽ được gọi là Giáo hoàng Francis I.

Đám đông tại Quảng trường St. Peter đã reo hò, trong lúc những tiếng chuông từ nhà thờ cùng tên ngân vang sau khi cuộc họp kín của 115 Hồng y có kết quả cuối cùng. Họ hô vang "Habemus Papam" ("Chúng ta có Giáo hoàng!") khi cùng nhau chờ đợi, với những lá quốc kỳ của các nước trên khắp thế giới.

Không lâu sau khi được chính thức thông báo, Giáo hoàng Francis I đã xuất hiện trên ban công Nhà thờ St. Peter, trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn giáo dân tại Quảng trường St. Peter. Ông trở thành Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên trong lịch sử công giáo.

Trong bài phát biểu đầu tiên, Giáo hoàng Francis I kêu gọi sự đoàn kết trong Giáo hội La Mã và cầu nguyện cho "giáo hoàng danh dự" Benedict XVI. Ông cũng cho biết các Hồng y đã "đến đầu kia của thế giới" để chọn ra Giáo hoàng mới.

Theo phát ngôn viên Vatican, Federico Lombardi, Giáo hoàng Francis I đã gọi cho người tiền nhiệm Benedict XVI và dự kiến gặp ông. Lombardi cho biết vị tân Giáo hoàng sẽ thực hiện buổi cầu nguyện kinh Angelus tại Quảng trường St. Peter vào Chủ nhật này.

Vatican cũng hoan nghênh "sự dũng cảm" của các Hồng y khi bầu chọn Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên tại mật nghị lịch sử ở Nhà nguyện Sistine. Các Hồng y "đã dũng cảm vượt qua Đại dương và mở rộng góc nhìn của Giáo hội", Lombardi nói.

                                                                                                                   Theo VnExpress




Giáo Hoàng Francis 1 – sự lựa chọn bất ngờ

Hồng y Jorge Mario Bergoglio không phải là cái tên nổi bật trước khi mật nghị bầu Giáo Hoàng diễn ra, dù ông từng về nhì trong lần bầu giáo hoàng năm 2005.


Trước khi Mật nghị Hồng y diễn ra tại Vatican, giới truyền thông đã đề cập tới những ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi vị giáo hoàng. Họ nhắc tới nhiều cái tên, như hồng y Angelo Scola (Italy), hồng y Odilo Pedro Scherer (Brazil), hồng y Marc Ouellet (Canada). Hầu như không ai để ý tới hồng y Jorge Mario Bergoglio.

Song mật nghị hồng y lần này không diễn ra giống như những mật nghị trước, do những gương mặt nổi bật nhất đều không được lựa chọn. Hồng y Bergoglio được chọn do đa số Hồng y ủng hộ quan điểm bảo thủ của cựu giáo hoàng Benedict XVI, người luôn cố gắng giữ gìn và duy trì các giá trị chính thống trong Tòa thánh từ năm 1982. Ngoài ra, cũng có thể các hồng y cảm phục lòng trắc ẩn của ông trước các vấn đề như nghèo đói, tác động của toàn cầu hóa cũng như sự trung thành của ông với các điều răn của Giáo hội.

Giống như người tiền nhiệm là giáo hoàng Benedict XVI, Đức Thánh cha Francis được coi là người mang tư tưởng thần học chính thống và bảo thủ trong các vấn đề xã hội. Ông phản đối luật hôn nhân đồng tính ở Argentina, đề cao vai trò của gia đình và đồng cảm với người nghèo. Trong Giáo hội, ông được coi là bậc thầy trong nghệ thuật hoà giải để giải quyết nhiều mối bất hoà và vụ tai tiếng liên quan đến gian lận tài chính, lạm dụng tình dục trẻ em mà Vatican đối mặt trong những năm gần đây, Christian Science Monitor đưa tin.

"Do hơn 100 Hồng y tham gia Mật nghị đều do giáo hoàng John Paul hoặc giáo hoàng Benedict, hai người ủng hộ các giá trị chính thống, bổ nhiệm nên xung đột về tư tưởng không thể tồn tại trong Tòa thánh. Trong tương lai, gần như chắc chắn Vatican sẽ không hủy các lệnh cấm phá thai, hôn nhân đồng giới và thụ phong phụ nữ làm linh mục", John Allen, một chuyên gia của tờ National Catholic Reporter, bình luận.

Lối sống giản dị tới mức khắc khổ và bản tính khiêm nhường là điểm nổi bật của Giáo hoàng Francis. Sau khi trở thành người đứng đầu nhà thờ Argentina năm 2001, ông chưa bao giờ sống trong một tòa nhà tráng lệ của Giáo hội. Thay vào đó, ông chọn căn hộ nhỏ trong một chung cư, nơi ông phải giữ một lò sưởi nhỏ để phòng khi hệ thống sưởi của tòa nhà không hoạt động vào những dịp cuối tuần. Vị tổng giám mục Argentina thường xuyên di chuyển bằng xe buýt và tự nấu nướng.

Báo La Nacion của Argentina viết rằng, khi Hồng y Bergoglio tới Rome, ông không muốn mọi người biết ông là một Hồng y. Vì thế ông thường xuyên mặc áo chùng đen. Ngoài ra, khi được thụ phong chức Hồng y, Bergoglio quyết định ông sẽ không mua bộ trang phục mới. Thay vào đó, ông yêu cầu những người giúp việc sửa lại trang phục của Hồng y tiền nhiệm để nó vừa với thân hình ông. Trong cuộc họp của các Hồng y tại Rome, ông thường ngồi ở hàng ghế cuối vì không muốn gây sự chú ý.

Với việc lấy tên hiệu là Francis, trùng tên với vị thánh bảo hộ St. Francis của thành Assisi của người Italy, tân giáo hoàng khiến các tín đồ liên hệ ông với vị thánh của thế kỷ 13, người đã kêu gọi tái thiết tinh thần giản dị của nhà thờ và cống hiến cả cuộc đời cho các chuyến đi để truyền đạo.

Giáo hoàng Francis chưa từng giữ bất kỳ chức vụ cao cấp nào tại Tòa thánh trước đây. Thực tế này có thể khiến ông gặp khó khăn trong nỗ lực cải cách giáo triều.

Theo Việt Linh
VnExpress.net

Giáo hoàng Francis giản dị và dễ gần

Hồng y Argentina Jorge Bergoglio, Giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ, luôn giữ những thói quen giản dị và khổ hạnh dù là Tổng giám mục. Ông đi xe buýt công cộng, tự làm đồ ăn và nổi tiếng là người dễ gần

Hồng y Argentina Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, người vừa được bầu là người lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã, xuất thân từ một gia đình công nhân và ông được đánh giá là linh mục luôn trung thành với nguồn gốc xuất thân lao động của mình. Ông sống trong một căn hộ nhỏ chứ không phải là cung điện.
Sau khi được hồng y đoàn bầu lên, Hồng y Bergoglio lựa chọn danh xưng là Giáo hoàng Francis. Đây là lần đầu tiên tên thánh Francis được chọn và được xem như một sự lựa chọn phi truyền thống khi vinh danh một vị thánh nổi tiếng là một người có cuộc sống đơn giản.

"Ông ấy là một thầy tu thân thiện, gần gũi với mọi người. Ông ấy chọn tên Thánh Francis của thành Assisi, người có công cải cách nhà thờ và là một người khiêm nhường, nghèo khó nhưng mong muốn đối thoại", Gustavo Boquin, cựu phát ngôn viên của ông cho biết.

Giáo hoàng Francis được ghi nhận là một nhà tư tưởng chủ đạo ở Argentina, trong khi Dòng Tên, một dòng tu đặc biệt của Công giáo La Mã mang tên Chúa Jesus, được ca ngợi là một trong những Giáo hội tiến bộ nhất, đặc biệt là về giáo dục.

Sergio Rubin, một nhà văn địa phương viết cho tờ Clarin ở Buenos Aires, nói rằng giống như Giáo hoàng John Paul II quá cố, Hồng y Bergoglio là một người "truyền thống về giáo lý nhưng tiến bộ trong các vấn đề xã hội". Ví dụ, ông mạnh mẽ chỉ trích Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chủ nghĩa tư bản thị trường hiện đại.

Những người quen biết mô tả rằng Tổng giám mục Buenos Aires là một người đàn ông hiền từ, 
 ít nói và tránh xa tầng lớp cao trong xã hội. Ông sinh ngày 17/12/1936, trong một gia đình di dân từ Italy. Cha ông là công nhân đường sắt, mẹ là người nội trợ. Ông đi học ở trường công lập trước khi theo học chuyên ngành hóa học.

"Trong phòng xưng tội của Giáo hội San Jose de Flores, khi đó mới 17, ông được Thiên Chúa soi rạng và chọn lựa con đường trở thành linh mục", Cha Gabriel, một người bạn của Giáo hoàng mới, nói với AFP.
Sau khi tốt nghiệp năm 22 tuổi, ông gia nhập Dòng Tên và nhận bằng triết học. Ông theo con đường nghiên cứu thần học và được thụ phong linh mục vào năm 1969. Ông cũng từng học ở Chile, và học ở Đức nhiều năm sau đó.

Các nhà phân tích cho biết việc đến từ Mỹ Latin, trong một gia đình gốc Italy và học tập tại Đức, có thể tạo ưu thế cho Hồng y Bergoglio cuộc họp kín bầu Giáo hoàng, mà nhiều người nghĩ rằng sẽ bầu một người châu Âu.

Ông mới chỉ 36 tuổi khi được bầu làm người đứng đầu Dòng Tên ở Argentina, và gặp nhiều khó khăn suốt 6 năm dưới thời độc tài quân sự của đất nước khi đó.

Ông cũng đấu tranh để ngăn chặn Dòng Tên tham gia phong trào thần học giải phóng, phong trào thu hút nhiều linh mục Công giáo của châu lục vào các hoạt động chính trị đối lập với chính phủ cánh hữu.
Guillermo Marco, một cựu phát ngôn viên khác của ông, nhớ lại rằng ông đưa ra một yêu cầu rất đơn giản: "Duy trì quan điểm phi chính trị của Giáo hội".

Tuy nhiên, cũng có lúc ông quan tâm đến công việc của chính quyền. Ông đánh giá cao quan điểm phản đối nạo phá thai của chính phủ của nữ tổng thống Cristina Kirchner, tuy nhiên lại trái ngược với bà trong vấn đề hôn nhân đồng tính.

Quan điểm thần học của Hồng y Bergoglio phù hợp với định hướng chủ đạo của Giáo hoàng John Paul II, người đã chỉ đạo chiến dịch kiềm chế thuyết thần học giải phóng lan tràn ở Mỹ Latin.

Vào những năm 1980, Hồng y Bergoglio nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ tại Freiburg, Đức, sau khi trở thành một linh mục ở giáo xứ Cordoba.

Ông bắt đầu thăng tiến nhanh trong hệ thống cấp bậc Công giáo từ tháng 5/1992 khi Giáo hoàng John Paul II chỉ định ông làm trợ lý tổng giám mục Buenos Aires. Năm 1998, ông trở thành tổng giám mục và 3 năm sau trở thành Hồng y.

Danh tiếng của ông ngày càng lớn trong số các giám mục sau khi ông đọc bản báo cáo tổng kết trong Hội nghị của Giáo hội tháng 10/2001 khi Tổng giám mục New York Edward Egan không thể thực hiện nhiệm vụ này vì vụ tấn công khủng bố 11/9.

Tân Giáo hoàng thường thức dậy từ 4h30 sáng và được coi là người ít có đời sống xã hội. Ông đi ngủ vào lúc 21h, không giống như những người Argentina thường ăn tối vào lúc 23h00. Tuy nhiên, ông cũng tận hưởng niềm vui như những người dân địa phương với điệu tango và môn bóng đá. Ông từng chụp ảnh với lá cờ màu xanh da trời và màu đỏ của câu lạc bộ San Lorenzo mà ông yêu thích từ năm 1946 khi còn là chàng trai trẻ.

Một số phương tiện truyền thông cho rằng trong cuộc bầu chọn Giáo hoàng năm 2005, Hồng y Bergoglio là người xếp vị trí thứ hai, theo sát nút Hồng y Joseph Ratzinger, tức Giáo hoàng Benedict XVI.

Vũ Hà (theo AFP)

Bóng Tà Lua tổng hợp theo VnExpress.net

Video Đức Thánh Cha Benedict XVI  rời Vatican



Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Tư liệu về Vĩnh Linh Cam Ranh



  XÃ CAM AN BẮC, CAM LÂM, KHÁNH HÒA

     Chiến cuộc ở miền Nam Việt Nam vào những năm của thập niên 70 là thời gian đang trong thời kỳ khốc liệt nhất. Quân đội miền bắc luôn mở những chiến dịch quân sự với quy mô lớn trên các chiến trường ở miền nam mà trong đó ở miền trung thì có các tỉnh như Qủang Trị, Qủang Nam...là những chiến trường đỏ lửa.
     Và Mùa hè đỏ lửa đã xảy ra…
     Bom đạn đã giết chết hàng chục ngàn người dân vô tội mà kinh khủng nhất, để lại ấn tượng đau thương nhất trên mãnh đất nghèo này là : Đại lộ kinh hòang, theo đó tháng 8-1973 đã diễn ra một đại lễ cầu siêu kéo dài 7 ngày 7 đêm. Khỏang 3000 tăng ni, phật tử đã về tìm xác và chôn cất những người đã chết trong cuộc càn quét hỗn lọan này.

     Người dân Qủang Trị không còn đất sống. Để thóat cảnh bom đạn, người dân nơi đây đã bỏ đi tất cả những gì mình có trên mãnh đất thân yêu này mà chạy vào hướng nam. Họ cứ chạy, chạy đi để cứu lấy thân mình thóat khỏi cảnh chết chóc! Trong cuộc hỗn lọan ấy, có biết bao gia đình tan nát cha đành mất con, vợ phải mất chồng...

     Với nguy cơ miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay cộng sản, nhân dân miền nam không còn có cơ hội được sống nhờ vào sự bảo trợ bằng lương thực, tiền bạc của chế độ Việt nam Cộng hòa nữa. Trước tình hình đó các vị chủ chăn các tôn giáo đã hướng tới một vùng đất khác với hy vọng đem con chiên của mình vào đây có thể an cư lạc nghiệp được và cũng từ đó các trại tạm cư, khai hoang lập ấp dược hình thành mà người ta còn gọi là trại tỵ nạn.

     Cam An Bắc không nằm ngoại lệ hòan cảnh xã hội lúc bấy giờ. Sau hơn một năm người Qủang trị sống tập trung rải rác ở các trại tỵ nạn ở Đà nẵng, hai vị linh mục là cha Trần văn Điễn và cha Lê Viết Hòang đã mộ dân về nơi đây khai phá đất đai làm rẫy, dựng lều bằng bạt ni-lông để che nắng che mưa và cũng từ đó địa danh Vĩnh Linh được hình thành (tập trung đa số là dân Qủang Trị có gốc từ Vĩnh Linh Qủang Trị vượt cầu Hiền Lương năm 1954) và qua quá trình thay đổi về hành chánh nay mang cái tên mới là: Cam An Bắc.

      Cam An Bắc là xã nằm dưới chân núi, cách TP.Cam Ranh khoảng18km về phía Tây bắc. Có khỏang hơn 1000 hộ dân sinh sống và hiện hữu trên mãnh đất hình vuông có cạnh 1,5km.

      Dân nơi đây sống chủ yếu là nghề nông, cây mía, cây mì là cây trồng chính. Đất canh tác không được rộng và thiên nhiên thì không ưu đãi nhiều nên nếu dựa vào nguồn thu chủ yếu là cây mía thì cuộc sống kinh tế rất bị hạn chế. Nhưng nhờ vào bản chất cần cù,sáng tạo sẵn có nhân dân Vĩnh Linh đã tìm ra cho mình những công việc thiết thực khác, tạo thu nhập để nâng cao đời sống cho bản thân mình và làm cho làng xã ngày càng vẻ vang hơn và cũng từ đó các nghành nghề khác ra đời như nghề mộc, đan đát, thêu, len...đã tạo công việc làm ăn cho hàng trăm lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực thì nơi đây nạn phá rừng lấy gỗ còn là một vấn đề cần báo động!

       Ngoài ra nơi đây có nhiều gia đình có nguồn thu khá lớn đó là tiền của thân nhân từ nước ngoài.
       Về đời sống văn hóa thì do nơi đây có vẻ cô lập về vị trí địa lý nên người dân ít học được những quan điễm,quan niệm và lối sống bên ngoài xã hội nên cách sống không còn nhiều tiêu cực như ghen tỵ,nói xấu nhau và dùng thủ đọan thiếu văn hóa với nhau nếu cần nhưng cũng nhờ vậy mà nơi đây các tệ nạn xã hôi mới cũng có phần khó thâm nhập vào.

       Người dân nơi đây ý thức được việc học nên đã cố găng đầu tư tạo điều kiện cho con em mình rất nhiều nên kết quã đã có rất nhiều học sinh đã vảo các trường có uy tín của quốc gia...
Và còn bao điều nữa mà ở đây tôi không thể nói ra được hết trên trang báo ngắn ngũi này.

       Thiết nghĩ chúng ta đã sống và cùng nhau xây dựng trên mãnh đất này đã gần 40 năm.Tất cả mọi người đều thân thiện.Mong rằng dưới sự lãng đạo của chính quyền cũng như giáo quyền, mọi người chung sức để làm cho làng xã mình ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. 

Bóng Tà Lua sưu tầm
                                                                                                  Theo nguyenandubac.blogspot.com


Vĩnh Linh Cam Ranh có 2 Giáo Xứ: Giáo xứ Vĩnh An và Giáo Xứ Vĩnh Bình:

Lược sử Giáo xứ Vĩnh An
1. Vị trí địa lý
Bắc giáp xã Suối Cát, Nam giáp Giáo xứ Vĩnh Bình, Ðông giáp Giáo xứ Vĩnh Thái, Tây giáp núi Tà Lua.
Ðây là một xã được xếp vào diện miền núi. Gần chân núi nên vị thế đất có nhiều đồi dốc, khí hậu khô nóng, ít mưa.
Nhà Thờ cũ

Nhà Thờ mới

2. Hình thành và phát triển
Sau biến cố mùa hè 1972, dân các vùng Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Tín tập trung về Ðà Nẵng ngày càng đông. Cuộc sống ở các trại tiếp cư quá phức tạp nên vào tháng 10 - 1973, hai Linh Mục: Phêrô Trần Ðiển và Phaolô Lê Viết Hoàng đã đem một số dân ở trại tiếp cư vào Cam Ranh với danh nghĩa là khẩn hoang lập ấp.

Số dân khoảng 1.400 người  lúc đó được tập trung vào một nơi và họ đã lấy lại tên cũ là Vĩnh Linh để đặt cho nơi này. Lúc đó, vùng đất này trực thuộc xã Suối Cam, quận Bắc, thị xã Cam Ranh.
Hai Linh Mục và số giáo dân nói trên đã được Ðức Giám Mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Giáo phận Nha Trang lúc đó công nhận và cho lập thành một Giáo xứ cũng mang tên Vĩnh Linh.

Ðến tháng 01.1975 vì hoàn cảnh kinh tế và dân số, nên Ðức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà đã ký quyết định tách Giáo xứ Vĩnh Linh ra làm 2: Vĩnh Bình và Vĩnh An.

Sau giải phóng, 2 Linh Mục Trần Ðiển và Lê Viết Hoàng không có mặt tại địa phương nên Ðức Giám Mục Giáo phận đã cử Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình, đang sống tại chỗ với gia đình tạm làm quản xứ.

Năm 1978, Linh Mục Nguyễn Văn Bình phải đi cải tạo, Ðức Giám Mục Giáo phận đã cử Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn cũng đang sống tại chỗ với gia đình, thay thế Linh Mục Bình trong chức vụ quản xứ.
Năm 1986, Linh Mục Trần Hữu Tôn xin nghỉ hưu vì già yếu. Ðức Giám Mục đã cử Linh Mục Tôma Trần Văn Hiệu, lúc đó là phó xứ Vĩnh Bình, thay thế.

Cuối tháng 11.1993, Ðức Giám Mục lại cử Linh Mục Phêrô Trần Bá Ninh, lúc đó đang là phó xứ Ba Ngòi về thay thế Linh Mục Hiệu.
Các giáo họ: có 2 giáo họ: Giuse và Maria.

Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:
Linh Mục Trần Ðiển (1973 - 1975) quản xứ đầu tiên.
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình (1975 - 1978)
Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn (1978 - 1986)
Linh Mục Tôma Trần Văn Hiệu (1986 - 1993)
Linh Mục Phêrô Trần Bá Ninh (1993 - 3/2006)
Linh Mục Phêrô Nguyễn Kim Thăng (3/2006 – đến nay) 


Lược sử Giáo xứ Vĩnh Bình
1. Vị trí địa lý
Ðông giáp xã Cam Hiệp Bắc thuộc Giáo xứ Vĩnh Thái, Tây giáp núi Tà Lua, Nam giáp Giáo xứ Vinh Trang, Bắc giáp Giáo xứ Vĩnh An.
Giáo xứ thuộc miền Trung du, cách quốc lộ I khoảng 9km về hướng Tây, trải dài trên vùng đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 2000m, chiều rộng khoảng 750m. Ngoài ra, còn có một giáo họ cách xa khoảng 3km về hướng Tây ( Tân An), có khoảng 2.300 giáo dân.

Nhà Thờ cũ

Nhà Thờ mới

2. Hình thành và phát triển
Tháng 08.1973, do tình hình chiến tranh, một số giáo dân mà đa số là người Quảng Trị thuộc Giáo phận Huế, đang lánh nạn tại Ðà Nẵng, không còn mong ngày trở lại quê nhà. Ðược sự lãnh đạo của Linh Mục Phêrô Trần Văn Ðiển và phụ tá của ngài là Linh Mục Phaolô Lê Viết Hoàng, hơn 1.000 gia đình, đại đa số là giáo dân công giáo đi vào Cam Ranh để khẩn hoang lập ấp, tạo lập cuộc sống mới, thành lập Giáo xứ Vĩnh Linh, lúc đó thuộc phường Suối Cam, quận Bắc, thị xã Cam Ranh.

Ngày 15..07.1975, do nhu cầu mục vụ, Ðức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà quyết định chia Giáo xứ Vĩnh Linh ra làm hai Giáo xứ:
Giáo xứ Vĩnh An gồm 2 thôn Cửa Tùng và Triệu Hải do Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình làm quản xứ.
Giáo xứ Vĩnh Bình gồm 2 thôn Thuỷ Ba và Hiền Lương do Linh Mục Gioakim Nguyễn Tư làm quản xứ và Lm.Tôma TrầnVăn Hiệu là phó xứ.

Có 3 giáo họ:
Giáo họ Mân Côi thuộc thôn Hiền Lương.
Giáo họ Phanxicô thuộc thôn Thuỷ Ba.
Giáo họ Kitô Vua thuộc thôn Tân An.

Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay (3/2013):
Linh Mục Phêrô Trần Văn Ðiển (1973 - 1975) quản xứ đầu tiên.
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình (04 /1975 - 07/1975)
Linh Mục Gioakim Nguyễn Tư (1975 - 1996)
Linh Mục Phêrô Nguyễn Thời Bá (1996 - 2001)
Gioakim Phạm Công Văn (2001-2006)
Phêrô Nguyễn Kim Thăng quản nhiệm 5.5.2006-10.10.2006
Giuse Đặng Xuân Hương (10.10.2006 - đến nay)

Bóng Tà Lua st
Theo Trang Giáo Phận Nha Trang

Thơ - Sa Trung Kim



30 năm, những khuôn mặt xưa ấy
                                                                                           Cho Tạo, Ngọc, Hoàng, Thu…

Những khuôn mặt xưa ấy
Giờ hằn đủ vết nhăn
Vết trở trăn quần áo
Vết hạt gạo cơm tiền
Vết con cái ưu phiền
Vết triền miên lam lũ
Vết giật mình giấc ngủ
Vết vần vũ hao gầy
Vết nắng ngày róc bụi
Vết lụi cụi trăng đêm
Khắc hình những cái tên gọi lại

Thời gian chết
Mộ mọc khuôn mặt đen
Bia Thánh Giá nghiêng hình
Rạn nứt xưa cũ
Tuổi thanh niên đói khổ
Không đủ sức lết lên đồi cứu độ
Golgotha chiều tà
Bầy chim vỡ tổ
Bay đi ngày Phục Sinh tắt nến

Những khuôn mặt xưa ấy
Cuộn lăn bụi ngày
Như những vòng gai lóc cóc
Xuôi sườn dốc thời gian chạy
Hụt hơi ngày hái trái
Tìm một khoảnh khắc đứng lại
Mơ màng ký ức xưa
Lim dim nỗi nhớ mệt nhoài
Còn ai và những ai nữa

30 năm gặp lại
Khuỷu tay sưng tấy khớp
Cố đập vỡ ký ức niêm phong
Ngậm ngùi kể lể
Nguyệt khúc tỉ tê hồi âm cổ điển về
Biến tấu chuyển cung nặng nhọc
Khói thuốc run run môi
Cuốn theo tiếng cười
Mi! Tau ơi!
Còn gì moi óc mà nhớ
Lũng sâu vọng ngân
Chiều Tà Lua sườn vang
Hạt mồ hôi khô khốc
Rụng mất hạt gạo mùa
Khề khà cười
 Khề khà nấc nghẹn…

Những cặp mắt kính lão
Ngượng ngùng nhìn thấy nhau
Bởi trên mặt mi tau
Vệt còn thâm cơm áo
Vệt răn nứt mộng ảo
Vệt gõ gậy đường chiều
Vệt mồ hôi sâu lún
Vệt tâm tình cũng muốn
Đeo nặng trên mắt người

30 năm, những khuôn mặt đời
Sẽ còn gì thấy lại
Sương chiều hoang dại
Ngân ngấn lá thu bay…

                                    Sa Trung Kim
                                              Saigon 10/3/2013

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013


 


A LÔ! A LÔ!!!
Trang  https://nguoivinhlinhcamranh.blogspot.com  là nơi sinh hoạt, chia sẻ, trao đổi tâm tình của Hội Đồng Hương Vĩnh Linh Cam Ranh. Vì điều kiện mở một trang web của Hội chưa thực hiện được, tuy là một trang mang tính cá nhân nhưng sự đóng góp là của chung, mong mọi người thông cảm và luôn ủng hộ. 
Mọi góp ý, tin tức và bài vở xin gởi về địa chỉ:
dongsonvlcr@gmail.com

Hoặc các bạn có thể góp ý ngắn viết vào mục "đăng nhận xét" ở phần dưới mỗi trang bài. Phần này các bạn nên thường xuyên có ý kiến để vừa động viên khích lệ và để trao đổi.
Chân thành cám ơn.

Trân trọng
Quản Lý Blog
Bóng Tà Lua



họp mặt 2013

TÒAN CẢNH NGÀY HỌP MẶT 3/3/2013























CA HÁT

CA HÁT
Từ giọng hát...củ mì!

nên Em còn nợ anh  và  Ô mê ly đã tiêu điều

Ngày đẹp ! Hãy hát lên

Ba Mạ ơi, con gái hú hồn đây!

Ru mãi ngàn năm nên vẫn Ngậm ngùi

Eng nớ ơi!!         Ơi, chi rứa?

thì rứa chơ chi!      Tango củ mì hí!

Riêng lòng ta mang nổi nhớ thương






HỌP MẶT TẠI SÔNG RAY
VŨ ĐIỆU HỘI NGỘ

Chủ Nhật tươi đẹp




Ta lết ta ca

vẫn yêu đời thiết tha


sợ gì những phong ba!  Khà! khà!!

Bấm vào video này nè




HỌP MẶT LẦN THỨ 11


Nhỏ to tâm sự





Nào! Cạn ly











HÌNH ẢNH NGÀY HỌP MẶT LẦN THỨ 11

Ngày Chủ Nhật 03 tháng 3 năm 2013, tại nhà vợ chồng Lý Hùng ở Sông Ray,  Xuân Lộc, Đồng Nai đã tổ chức cuộc Họp mặt Lần thứ 11 của Hội Đồng Hương Vĩnh Linh Cam Ranh trong không khí hân hoan và mặn tình mặn nghĩa của 72 khuôn mặt về từ mọi nơi.
Bóng Tà Lua lần đầu về tham dự, đã ghi lại một số hình ảnh chính yếu dưới đây:

CÁC NHÓM
1-Nhóm Hòa Bình

2-Nhóm Sông Ray

3-Nhóm Bảo Bình

4-Nhóm Dầu Giây+Saigon

5-Nhóm Bà Rịa-Vũng Tàu

6-Các nơi khác                                                                                      
                                    

Chắc chắn còn thiếu nhiều người do tới muộn, hoặc một mình e lệ nên dấu mặt và ông phó nhòm dỗm không phát hiện để ghi dấu.