Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015


Anh Phùng Hoá



     Xứ Vĩnh Linh thành lập đâu năm 1973. Sau 75, dân Quảng trị tứ xứ lại đổ vào thêm, quây quần trong một vùng gồm 4 thôn với tất cả địa danh mang từ quê gốc Quảng Trị vào: Hiền Luơng, Thuỷ Ba, Cửa Tùng, Triệu Hải. Một vùng nho nhỏ quy tụ lắm người tài: Hội hoạ, văn chương, âm nhạc, … đều có mặt.

    Anh Hoá không phải là người thành danh như cụ gì giỏi nhạc và giỏi đàn ở Cửa Tùng. Hay tài hoa như anh Nghiêm hoạ sĩ, từng học trường Mỹ Thuật Huế.. Nhưng ảnh để lại trong tuổi thơ của mình dấu ấn đậm nét nhất.

    Dạo đó mình ở sát trụ sở thôn Hiền Luơng. Hay có họp hành thanh niên, rất vui. Anh Hoá thường hay sang trụ sở tán láo. Cả phòng chỉ có một bàn một ghế. Ảnh ngồi ghế, hoa tay, tán chuyện tàu ngầm với "tiềm thuỷ đỉnh". Tàu ngầm thì nghe nói từ trước nhưng chữ sau thì học từ anh Hoá. Đọc lên nghe thật sang trọng làm sao.

    Lớn chút nữa thì vào học giáo lý. Anh Hoá cũng là người có mặt thường xuyên chổ cha Hiệu vào mỗi cuối tuần. Nhà xứ và Cha Hiệu là nơi quy tụ "tinh hoa" của xã. Các anh chị là người giỏi âm nhạc và văn thơ.

    Nghe mấy anh lớn nói nhạc của anh Hoá sáng tác nghiêng về Trịnh Công Sơn. Còn nhạc của anh Cẩn (một gạo cội khác ở chỗ cha Hiệu) thiên về Phạm Duy. Nghe mà cứ thấy như mình sắp gặp hai nhạc sĩ thiên tài kia ngay tại xứ VL mình.

    Ngoài tài về nhạc lý, anh Hoá có tài cải lý. Cứ sau mỗi câu lập luận lại chêm một câu doạ già "cỡ mày không thể cải lý với tao được". Nhiều anh chưa cải cũng đã thấy ngán ảnh.

    Nghe ảnh kể chuyện đi thanh niên xung phong hay gì gì đó. Ảnh sáng tác bài "Sông Lô" (?), lên sân khấu ôm guitar trình tấu. Mấy cô ngồi dưới mê tít thò lò. Nghe nói ảnh còn lãnh giải nhất gì đó nữa. Quá đã!

    Đang ngây ngất với thần tượng của mình thì một hôm nghe cậu mình nói với mấy anh bạn là Phùng Hoá cua gái rất dỡ. Cua đâu trật đó. Tài năng có thừa, mặt mũi cũng được, mà sao các cô cứ chê, mới lạ.

    Sau câu nói đó, ra đường gặp mặt anh Hoá là cứ thấy xấu hổ làm sao ý. Nhìn ảnh cứ thấy như bị sứt đi một cục thần tượng to lắm. Tài thì gái phải chạy theo mê mẫn chứ cứ bị con gái chê là làm sao? Cứ cái điệu này e mình mất thần tượng. Cho nên cứ ngày đêm cầu cho ảnh mau có bồ.

    Rồi nghe tin anh Hoá lên cua chị Cúc. Cha là mừng hè! Phen này mình sắp thu về cái cục mẻ thần tượng đó rồi. Có rứa mô nữa nà!

    Chị Cúc đẹp dáng đẹp mặt, giỏi chuyện buôn bán, anh Hoá mà sa vào được đám đó thì phước quá rồi. Nhà chị Cúc ở xeo xéo trước nhà mình. Chị đi ra chợ thì băng ngang vườn nhà mình.

    Một hôm gặp chị đi ngang, mình nói "Chà, anh Hoá đẹp trai chị hè". Chị cười khỉnh một cái, nói: "mày kiếm khắp Vĩnh Linh này có ông nào xấu trai hơn anh Hoá của mày, tao cho mày kẹo". Mình chưng hững. Đồng ý ảnh không đẹp trai nhưng "nhan sắc" hơn một nữa số thanh niên trong vùng. Vậy mà chị chê ảnh xấu nhất VL, làm mình cụt hứng.

    Vài hôm sau lại nghe tiếng guitar bập bùng bên nhà chị Cúc. Anh Hoá đang ca bài "Cúc Vàng" do ảnh sáng tác. Lời nhạc tha thiết lắm, nhưng đến điệp khúc "Cúc Vàng" lần thứ ba thì nghe chị nạt mấy đứa em: "Gái mô, răng không mang nước ra mới anh Hoá". Đang say sưa mà nghe tiếng nạt, anh Hoá im bặt. Biết thân biết phận rồi ấy chứ, hehe.

    Hôm sau gặp chị Cúc mình nói: "Anh Hoá đàn hay, hát giỏi, tài đến mức có thể sáng tác nhạc riêng cho chị. Thích quá!" Chị bảo, "Ừ, đàn hát cho hay đi, rước của ấy về để đói treo mỏ à". Cha chả cái chị này, chê gì mà chê ác rứa.

    Vài hôm sau lại nghe giọng anh Hoá cất lên bài "Cúc Tím". Lời ca hết sức trử tình. Nhưng chưa hết hai câu thì nghe chị Cúc đập quạt phành phạch miêng la to "Muỗi mô mà nhiều vậy không biết". Thế là "Cúc Tím" thành cúc héo. Bất thành!

    Cứ vài tuần lại thấy anh đổi màu cho hoa Cúc của ảnh bằng một bản nhạc mới tinh do anh sáng tác. Cúc đổi từ màu "Cúc đỏ" sang "Cúc trắng", rồi "Cúc lam",..., chả ăn thua. Chỉ tội mấy con muỗi, mỗi lần Cúc đổi màu là thêm một mớ bị chết oan.

    Đã nghĩ hết màu cho hoa Cúc mà vẫn chưa trúng ý trung nhân. Một hôm ảnh ngồi tư lự rồi vô tình cất tiếng hát "cúc cù, cúc cù, chim rừng ca trong nắng. Im nghe, im nghe, ve rừng ca liên miên". Chị Cúc nghe tới đó thì đập quạt nói "Cúc cù là cái gì? Phải nói là Cúc Cu mới đúng".

    Anh Hoá giật mình định cải. Nhưng anh sực nhớ ra nghĩa vụ cao cả của mình là đang cua gái, nên cười cầu tài rồi nói "Ui, Cúc đúng là có đầu óc nhận xét sắc sảo. Anh đồng ý. Tay nhạc sĩ kia chỉ được cái giỏi sáng tác toàn lời vô lý. Anh sẽ sửa ngay lập tức". Nói xong là nắn dây đàn hát "Cúc Cu, Cúc cu…" to, rỏ.

    Chị Cúc che miệng cười, "Có rứa mô nữa nà!". Cu thì chị hiểu. Nghe thích nữa.
    Một năm sau thì muỗi hết chết oan nhưng lần này gà heo chết nhiều. Đám cưới mà, cũng rinh rang lắm.

    Năm sau chị lãnh một cái bụng. Nặng nề, mệt mỏi, nhiều khi chị hận anh sao anh ham vui chi lắm để giờ chị phải khổ thế này. Có bữa chị kêu anh lại bảo ngồi xuống ngẩng mặt lên. Anh tưởng chị định thơm vào cái miệng đầy mùi thuốc lào của anh nên cảm động ngước mặt. Nhắm mắt nữa, coi dễ thưong lắm kia. Chị cúi mặt gần mặt anh, nhón 2 ngón tay kẹp một sơi lông mũi giựt lấy giựt để. Vừa giựt vừa kêu "Cho chừa cái thói ham chơi". Đau chảy nước mắt nước mũi mà anh vẫn cứ ngồi yên chịu trận. Gan thiệt!

    Rồi chị tạm nghĩ ở nhà và anh đi buôn chuyến thay. Chuyến hàng đầu tiên anh đi một mình là buôn nước mắm vào Sài Gòn. Ra QL1 là may sao bắt được xe Campuchia. Xe CPC được mấy cái sướng. Thứ nhất là tài xế đưa bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không kèn cựa tiền bạc. Thứ hai là xe chạy nhanh mà không bao giờ sợ bị chặn lại kiểm soát.

    Xe chạy một đổi, thấy tay tài xế trẻ có vẽ dể dãi, anh muốn gợi chuyện mà không biết nói gì cho nó hiểu bèn hát "Cùng tắm dòng sông Mêkong, cùng chung mối thù đế quốc,...., Việt Nam Campuchia tay cầm tay Samaki". Tay tài xế đang dõng tai nghe mà không hiểu gì, chợt nghe chữ samaki hiểu được thích quá. Đang đưa xe qua ổ gà, thả chân ga rồi mà quên cả đạp thắng. Cabin xe nhảy chồm lên mới giật mình đạp thắng. Theo phản xạ tự nhiên anh Hoá lại đưa tay đập đập miệng hô "chậm lại, chậm lại". Tay CPC thấy anh dập dập bàn tay tưởng anh bảo nhấn ga bèn cười, nghĩ tay này chịu chơi. Ừ thì nhấn, xe chi của hắn mà lo. Chiếc xe không chở hàng nhẹ tưng, nhảy lên, muốn vở tung mấy thùng nước mắm.

    Anh Hoá khổ sở xì xồ với thằng tài xế. Một hồi nó cũng hiểu và nhoẻn miệng cười. Lát sau tới gần chổ ổ gà, nó cười chỉ vào đó hỏi "Samaki?". Ý là chọc anh coi có còn muốn bay qua ổ gà nữa không? Anh quạu mặt lầm bầm chửi "Mã cha mi thì có".  (Samaki là đoàn kết)

    Lấy vợ rồi, chuyện nhà cửa, buôn bán, con cái ... tưởng anh bỏ bê chuyện làng xóm, nhưng không. Noel nào cũng nghe nói có mấy tiết mục múa là của anh. Múa "Canh Thức", múa Thiên Thần, cứ màn múa nào khó nhất cần nhiều nghệ thuật nhất là phải vào tay anh mới xong. Không tin hỏi cô Yến (mụ Châu), hay Thuỷ (chú Bình). Mấy cô múa sao mà mềm mại, không còn biết đâu là cổ tay đâu là cánh tay, bàn tay, vì toàn cánh tay như là một dãi lụa mềm. Cứ phục anh Hoá, không biết anh nắn làm sao tập được dẻo, hay như vậy. Nên nhớ những màn múa này đều do anh sáng tác cả.

    Còn có tiết mục anh ôm đàn đệm cho Yến hát, vừa đi bè vài đoạn: "Ngài đã đến trong một mùa đông, trong âm u, trong tối tăm lạnh lùng, ..." Hay rụng rời!

    Năm tháng đẩy đưa, ai cũng vậy, khi tuổi đời phình lên thì chổ giành cho thần tượng cũng nhỏ lại. Mình ít còn thần tượng ai, nhưng cảm tình với ảnh thì dường như còn nguyên.

    Cảm tình ấy còn nguyên, cũng là nhờ công chị Cúc. Phải nói, người đàn bà có sức cảm hoá rất cao. Thiếu vợ chắc giờ này anh Hoá cũng chỉ là người lêu bêu với cây đàn mà chẳng được mấy tích sự. Có vợ anh có tất cả: Hạnh phúc, giỏi giang, thành đạt. Giờ này chắc anh có cháu rồi. Không biết con cháu anh có đứa nào lãnh hội một ít khả năng nghệ thuật của ảnh không.


Nguyễn Ý Nhi

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Tản mạn


Tản mạn
CHÍNH TẢ

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ hỏi chữ ngã khéo là ghét nhau"
 (thơ Nguyễn "Dzui") hehehe.

Hôm trước viết bài kể chuyện vui, bà con khen mừng lắm. Ít bữa sau hỏi vợ, anh viết thế có ra nhà văn chưa? Vợ bảo có, thuộc vào loại nhà văn chuyên môn viết sai chính tả. Hỏi sai chổ nào. Bảo thì cứ đếm 10 dấu hỏi ngã là sai 9 dấu rưởi.

Mình vào Google tra. Té ra là hỏi ngã sai «tá hoả tam tinh» luôn. Mình trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, ở giữa táy máy tí mà hoá ra cũng trật.
Bài này chỉ nhân chuyện sai dấu hỏi/ngã mà tán chuyện lung tung cho vui. Chỉ nói đại theo kinh nghiệm riêng. Mà đúng hay sai gì cũng được, miễn là vui.
Té ra dân từ Nghệ An vào đến Cà Mâu đều mắc phải nhược điểm hỏi/ngã này.

Này nhé, TT Nguyễn Tấn Dũng, trong một đoạn lưu bút viết cho Trung Đoàn Phòng Không ở Hải Phòng mấy năm trước chỉ có dấu ngã. Một đoạn khoảng 10 câu với 20 dấu ngã mà lẽ ra một nữa số đó phải là dấu hỏi. Ổng muốn ngã đấy, mà đã ai xô ông ngã được nào.

Xưa kia học giả Phạm Quỳnh cũng từng cố gắng tìm hiểu những nguyên tắc hỏi/ngã nhưng không thành công. Ông dẫn chứng chữ «lý lẽ» và «chẵn lẻ» chẳng có quy tắc gì để nói tại sao hai chữ lẻ mà một dấu hỏi, một dấu ngã.

Chỉ có Thanh Hoá trở ra thì nói phân biệt được hỏi-ngã nên khỏi lo sai lỗi này. Bù lại họ sai những âm như
tr -> ch, s -> x, d/gi -> z, một số vùng lại đổi l -> n và n -> l. Sai phổ biến nhất có lẽ là giữa âm 's' và 'x' . Chẳng hạn "hành sử"(sai) thay vì "hành xử"(đúng). Một số từ lại có thể chấp nhận cả hai cách viết như "sử dụng" và "xử dụng" đều được. Cái sai này cũng bị lây qua người ở trong Nam luôn.

Tuy nhiên, hầu như ai cũng đồng ý là giọng chuẩn nhất, hay nhất là của Bắc 54, kể cả những con cái của những người di cư từ trước năm 54 mà sinh ra trong Nam,. Giọng Bắc với âm sắc rõ ràng, góc cạnh được đem vào Nam gọt cho tròn trịa hơn một chút nên rất quyến rũ. Tới bây giờ ra hãi ngoại người ta vẫn dùng nó cho MC hoặc cho ca sĩ hát hầu hết các bài.
Hồi nhỏ mình vẫn tin lời ông thợ hớt tóc đầu xóm bảo giọng Quảng Trị chính là giọng chuẩn xác nhất nước Viêt Nam. Ổng dẫn chứng, như «ăn» thay vì «ăng». Hớt tóc thay vì hớc tóc, … đại khái dẫn chứng nào mình cũng phục.
Lớn lên đi ra ngoài, nhiều người than phiền giọng trọ trẹ nói khó nghe. Mà người ta nói cũng có lý.
Bằng chứng là giọng QT không phân biệt được âm cuối nh. Chẳng hạn «thành công» thì nói là "thần công". Sai lầm tại hại nhất là không phân biệt được âm «it» và «ich». Hay nói cách khác là cả hai chữ đều được nói như nhau là «it», như cú hích thì nói là cú hít. "Có ích" thì nói là "có ít", nhiều khi khen mà như chửi.

***
Giờ thì vào chuyện, phải xin lỗi trước bá tánh. Trước là các cụ Quảng Trị (và cả Quảng Bình). Sau là xin lỗi vì nói tục.

Chuyện rằng hồi trước 75 có anh lính Quảng Trị (QT) vào Nha Trang trốn lính mà vẫn bị bắt. Anh vào quân trường Đồng Đế huấn luyện. Tuy giọng khó nghe nhưng được cái mắt sáng. Đứng xa 100 mét vẫn thấy lổ đạn bắn rõ mồn một.
Vào học chừng 2 tuần thì đại đội cho bắn đạn thật để thử khả năng, tìm người đưa đi huấn luyện bắn tỉa. Anh lính QT được phân công nhìn bia và thông báo kết quả. Hầu hết đều bắn trật. Mỗi lần như vậy anh phải hô to «trật mục tiêu».
Mãi tới anh lính thứ 11 thì phát đầu tiên đã bắn trúng ngay tâm điểm. Anh lính QT thích qua hô to «Trúng đích».
Cả một trung đội chững đi một giây rồi trở nên náo loạn. Anh lính đang nằm bắn nghe hô rỏ ràng là «trúng đít». Nghĩ mình mới nổ phát súng đầu đời mà đã lạc đạn trúng đít đứa nào rồi. Sợ quá quăng súng bỏ chạy.
Cấp chỉ huy thì nháo nhào, anh thì gọi xe cứu thương, anh thì tìm coi đạn “trúng đít” đứa nào, nặng hay nhẹ.
Anh lính QT cứ vò đầu bứt tai "em nói trúng đích là trúng đích chứ không phải trúng đít".
Cả đám nghĩ anh này chắc hoảng loạn, phải cho quá giang xe cứu thương về tiêm mũi thuốc an thần. Chứ sao lại đi nói "em nói trúng đít là trúng đít chứ không phải trúng đít", chả ai hiểu được.
Tới cả một đổi sau mới giải toả hiểu lầm, sau khi anh lính QT giậm cẵng bảo ý em nói là trúng mục tiêu.
Hôm sau lên gặp đại đội trưởng anh vẫn cãi là giọng anh phân biệt được hai từ này. Anh nói chữ đích thì giọng cao vót lên ở cuối. Còn chữ đít thì xuống thấp giọng ở sau. Ông đại uý nghe anh lập đi lập lại cũng gật đầu đồng ý. Bảo là ừ đúng là cao, thấp có khác nhau thật. Nhưng mà đít cao hay đít thấp thì cũng là đít, chứ mày biểu tao hiểu sao bây giờ?
Mấy hôm liền tiếp sau đó, anh lính bị phạt cái tội nói sai quy định (phải nói là trúng mục tiêu mới đúng). Bị giam trong phòng, học nói cho được hai tiếng “đít” và “đích”. “Đích là để ngắm”, “đít là để ngồi”.
Hai hôm sau, đích thân viên Đại đội trưởng vào kiểm tra. Thấy anh lính QT phát âm phân biệt rõ hai chữ. Đ Đ T gật gù, chỉ vào mông hỏi cái này là cái gì? Đang mơ màng nghĩ về cô hàng xóm, anh lính nói là cái đích (tức để ngắm). Ông Đ Đ T giật mình xua tay, “thôi thôi, cho mày xuống nấu ăn. Để mày làm lính tác chiến có ngày tao không có cái mà ngồi”.

Đó là chuyện lính. Sĩ quan Quảng Trị cũng chẳng khá hơn. Dạo đó lính trong Nam rất sợ làm quân của mấy ông chỉ huy người Quảng Trị. Kỷ luật quân đội mà qua tay mấy ổng càng thêm gay gắt. Hô một tiếng là phải tuân lệnh ngay lập tức. Khổ cái mấy ông nhiều khi hô sai, làm lính thiệt mạng oan có ngày.

Chuyện là có một trung đội kia toàn lính người Nam. Chỉ riêng anh Thiếu uý trung đội trưởng (TĐTr) là người QT. Một bữa nọ đi hành quân nghỉ chân, chia nhau mấy củ khoai nóng, bình nước suối rồi thiu thiu nghỉ. Anh TĐTr bất chợt nhìn ra ngoài thấy địch quân đang tới gần bèn hô báo động “địch, địch”, mắt vẫn không rời địch quân. cả trung đội lính giật mình tỉnh giấc, tưởng đâu trung đội trưởng ra lệnh “địt, địt” bèn quăng súng ôm bụng rán. Địch nó mò tới bắn cho. Chạy vãi!
Về đồn cải nhau chí choé, chẳng bên nào chịu thua. Tức quá tay Thiếu Uý bảo mai họp, mời cả đại đội trưởng xuống phân xử.
Hôm sau vào họp anh Thiếu Uý bảo các anh nói tôi phát âm sai hả? Được! (Tát bốp bốp hai cái vào miệng mình) rồi tiếp: Nó nói sai tôi xữ nó. Được chưa? Còn các anh, các anh tính sao? Đầu óc của các anh để đâu? Nghĩ đi, tôi bảo các anh địt để làm gì? Làm gì mới được chứ? Hả?
cả trung đội im thin thít. Ông đại uý đại đội trưởng khoát tay “tiểu đội 1, nói nghe coi lý do tại sao?” Tay tiểu đội trưởng lấm lét trả lời “dạ thưa đại uý, áo quần bọn em cũng củ rồi. Bọn em tưởng Thiếu uý tốt bụng bày cách cho tụi em làm rách quần để lãnh đồ mới”.
Tay Đại uý bấm bụng nhịn cười, không dám cho viên tiểu đội trưởng ấy nói thêm lời nào. Nạt ngang “tụi mày ăn nói dấy dá. Tiểu đội 2 đâu, nói nghe coi tại sao”.
Tay Hạ sĩ tiểu đội trương đội 2 khúm núm bảo “dạ thưa đại uý, hôm đó trời nóng quá, bọn em tưởng Thiếu Uý muốn bọn em tạo chút gió cho thoáng”.
Tay Đ Đ Tr không nhịn cười được, ôm bụng cười lăn quay. Tiểu đội trưởng TĐ 3 đưa tay xin nói nhưng ông Đại uý xua tay “dẹp, dẹp, không họp nữa. giảii tán”. Nói nữa ông cười nữa. Mà cười nhiều quá ông sợ tay TĐTr quê.
Hôm sau ông Đại uý kêu anh Tiểu đội trưởng TĐ 3 vào gặp riêng hỏi cho ra lẽ chuyện hôm qua. Anh tiểu đội trưởng thưa “Đại uý, bữa đó em thấy địch quân tiến lại gần chứ. Nhưng em nghĩ TĐTr của em thường tự ví mình như Khổng Minh- Gia Cát Lượng, có thể nhìn thiên văn mà biết chừng nào có gió và gió hướng nào. Nếu bọn em tạo chút mùi, vừa kịp lúc cơn gió ấy thổi đến, đẩy bay về hướng đó. Bên kia bắt được thế nào cũng nghĩ bọn em chơi vũ khí hoá học. Quay đầu bỏ chạy, rồi có đứa cũng vỡ tim mà chết”.

***
Quay lại chuyện dấu hỏi - ngã, vì một nữa đất nước nói không phân biệt được nên thực sự nó cũng không quan trọng trong hầu hết các trường hợp. Có nghĩa là có viết sai thì ai cũng hiểu. Chẳng hạn nói hôm nay "nghĩ" ở nhà. Hầu như ai cũng hiểu đúng là hôm nay "nghỉ" ngơi ở nhà. Hoặc nếu nói "nghỉ" gì mà mặt nhăn thế. Ai cũng có thể hiểu đúng là suy "nghĩ" gì mà mặt nhăn. Tức là nghỉ ngơi hay nghĩ ngợi, chữ nghỉ có thể hỏi hay ngã người ta đều hiểu đúng.

Riêng mình, sai lỗi hỏi-ngã này là vì xưa đi học chẳng ai bắt mình lỗi này. Chữ xấu quá không ai đọc được để thấy lỗi.

Dạo đó đi học mình thấy lạ một điều là viết văn hay cách mấy cũng 5 điểm mà dở cách mấy cũng 5 điểm. Sau này nghỉ học, nhậu với một thầy dạy văn củ, mới vở lẽ ra một điều. Hồi đó thầy hay cô gì cũng vậy, cầm bài văn mình lên là lật lật đếm coi mấy trang rồi gãi đầu ba cái, gãi rốn hai cái, cho 5 điểm. Lời phê thì đại loại như “cần thêm tính văn học” hay “cần bổ sung tính nghệ thuật”. Thầy hay Cô có khác nhau thì cũng chỉ là bên gãi mạnh, bên gãi nhẹ thôi, chứ ôm bài luận của mình là chạy làng hết.
Chuyện học hành mình không quan tâm. Nhọc nhằn nhất là chuyện viết thư tình đầu tay.
Còn nhớ lần đầu viết thư tình. Mình suy nghĩ 3 đêm. Cắn bể 3 cây viết. Lung lay hai cái răng nanh. Xong, nắn nót viết được 3 trang. Đưa thư tình thì lén lút như đi giao thuốc phiện. Giao xong đi ra ngoài gặp mặt ông bố mắt cứ lườm lườm như công an nhìn buôn lậu. May mình mang đồ bộ đội chứ không ổng thộp cổ thoi cho phát rồi.
Vài hôm sau lên chơi. Sau khi phân ngôi chủ khách, cả hai đều an toạ, mình mới ướm hỏi chuyện lá thư. Mặt nàng trở nên hầm hầm như trong lò hấp. Nàng bảo anh viết thư cho em mà viết cẩu thả đến mức đó thì anh coi em có còn ra cái gì? Mình nói trời đất ơi, anh nắn nót hết sức rồi đó. Nàng bảo còn nói láo nữa à? Không có ai trên đời này viết chữ xấu như vậy cả. Mình xoè bàn tay phải ra nói, em coi đây, 15 năm nay anh viết bằng tay phải này. Đến khi viết thư cho em, anh cho nó cầm viết, mà còn chưa dám tin nó nữa. Phải lấy thêm cả tay trái hổ trợ cho nó. Chữ nào viết khó quá là hai tay phải thống nhất với nhau trước khi cùng viết. Mất hết thời gian đó em. Nàng giậm cẵng, nói có một lỗi đó thôi mà không chịu nhận, không chơi được rồi.

Tổng kết lại là thức 3 hôm + hư 3 cây viết + mất 3 trang giấy (chưa kể lung lay hai cái răng) = mà rút cuộc được kết 3 tôi: Tội thứ nhất là cẩu thả, coi thường con gái. Tội thứ hai là gian dối, tìm đủ cách biện bạch. Tội thứ ba là ngoan cố, dứt khoát không nhận tội. Vụ này mình lỗ nặng. Trăm sự cũng tại chữ xấu quá.

Nhiều người thắc mắc hỏi, ba hôm mà viết có ba trang thôi à?
Dạ thưa, 3 trang là nói cho oai. Chứ viết chữ nào chữ ấy to như con bò, có vài câu là hết một trang rồi.
Là tại vì học xong 12, ra trường kiến thức chỉ còn nhớ có 5 điều bác Hồ dạy. Hát tặng người yêu thì đi đi lại lại cũng chỉ có một bài "như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng".
Bữa đó hai hôm đầu không được chữ nào. Hôm thứ ba kẹt quá kiếm tờ báo tìm bài mẫu. May sao vớ trúng tờ Nhân Dân, trang đầu tiên có ngay một bài "Thư gữi ...". Mừng hết lớn. Mình cóp ngay bài này. Sữa vài chữ là có ngay một lá thư như vậy nè:
---

Cộng Hòa XHCN Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Kính gửi đồng chí Gái!
Trong không khí hân hoan chào mừng ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đồng chí tui (là anh đây) xin trân trọng gửi đến đồng chí Gái lời chào thân ái nhất.
Năm qua, chúng ta may mắn có Nghị Quyết NQ34 (đọc là anh-cu 34) làm kim chỉ nam soi đường. Chúng ta còn có Nghị định ND35 (đọc là anh-dê 35) bổ sung của Chính Phủ (trúng mánh rồi đ/c gái ạ). Chúng ta nguyện theo đuổi con đường đảng và chính phủ đã vạch ra.
Cuối thư xin chúc đồng chí luôn khỏe (và dứt khoát không có ghẻ).
Ký Tên: Nguyễn Cu-Ba
---
May sao bữa đó nàng không đọc ra. Chứ không lại bị kết thêm một tội nữa, đó là khùng.

***
Quay lại chuyện ngôn ngữ, từ Huế trở vào thì ngoài hỏi-ngã còn mắc thêm những lỗi như:
- thông dụng nhất là âm cuối “n” -> “ng”. Như ăn -> ăng. Nhiều chữ sai rất nặng như “bàng quan” (không quan tâm) trở thành “bàng quang” (bọng đái). Vì người Nam chỉ nói được chữ “bàng quang”.
- Âm cuối chữ “t” -> “c” như “tất yếu” -> “tấc yếu”. Chữ dể sai như “khoát tay” (như xua tay) và “khoác tay” (ôm). Những từ địa danh ít xài thì rất dễ sai. Người học ít thì viết chử 't' thành chữ 'c' như ví dụ trên. Người học nhiều thì trái lại viết 'c' thành 't', như "Đồng Lác" (ở Cam Ranh) viết thành "Đồng Lát". "rắc rối" thành "rắt rối".
- Vô sâu trong Nam nữa thì “v”-> “d” như “về” -> “dề”. “r” -> “g” như “rữa” -> “gữa”.
Xưa kia, khoảng những năm 30 thế kỹ trước. Cũng có một dạo các học giả miền Nam muốn tách rời chương trình giáo dục với Miền Bắc. Như viết theo cách phát âm miền Nam. Văn chương thì học Nguyễn Đinh Chiểu mà không học Nguyễn Du. May mà một số lớn trí thức không ủng hộ phong trào đó.
Một lỗi mà cả nước đều mắc phải là chữ “o” và “ô”. Mình gặp lỗi này cả ở những người có trình độ ở VN. Thường sai lỗi này có ý nghĩa rất tai hại. Một số ví dụ thông dụng như:
- trông mong (chờ trông) và trông mông (nhìn mông người nào)
- Chống và chóng. Đi lính có người viết lời chúc là “đi chóng về nhé” thì vui, cám ơn. Người nào viết “đi chống về nhé” là trù mạt người ta đạp mìn rồi chống nạng về.

***
Hết chuyện Quảng Trị mình quay sang chuyện xứ khác nha.

Chuyện mình “phút đầu gặp ông” (Gia) đó. Không có “tinh tú quay cuồng” nhưng cũng một phen vỡ mật.
Bữa đó mình đến nhà vợ chưa cưới. Gặp cậu em, mình bắt tay cười làm thân vì nghe đâu cậu ấy cũng cộc tính. Lại mới bị bồ đá đâu đó nên hơi ớn. Ra vườn, ông Gia đang loay hoay làm gì đó. Thấy cậu em vợ mình đứng xớ rớ. Ổng bảo mày đi kiếm con dâu đi. Mình ngạc nhiên quá trời, không biết ổng nói chơi hay thiệt. Chuyện kiếm vợ thời nay đâu có đơn giãn như thời các cụ.
Như mình đây, cua gái đến trọc tóc tróc lưỡi mới được. Sao ổng bảo cậu em đi kiếm cho ổng một con dâu dể dàng vậy?
Chuyện chỉ vậy thôi và mình nghĩ cũng chẳng có gì đáng nói. Đằng này cậu em không nói không rằng, xầm xập chạy vào nhà xách ra con dao, làm mình tái mặt. Định nhảy ra can, nói Ba có nói gì không phải thì cậu tìm lời nói lại chứ sao lại xách dao ra đòi ăn thua đủ? Nghĩ vậy thôi chứ mình là đứa nhát gan, thấy vậy thì sợ cứng người không nhúc nhích nổi. Chừng cậu ấy đi tới gần, mình chỉ muốn hét lên một tiếng “chạy” mà cứng lưỡi không nói được. Nhưng cậu em lại trở cán dao đưa cho ông Già. Ông già cầm dao rồi cặm cụi làm việc tiếp như không có chuyện gì. Mình ớ ra một đổi mới vỗ trán: à thì ra là ổng nói giọng Quảng Ngãi, mà ở QN người ta gọi “con dao” là “con dâu”. Ổng bảo "lấy con dâu" tức là "lấy con dao". Hú hồn!

***
Nhiều khi từ cách nói khác nhau lâu ngày thành cách viết cũng khác nhau luôn. Đôi lúc còn có tranh cải như chữ "rán sức" và "ráng sức". Chữ sau có lẽ mới có sau này chứ chữ trước mới là chữ đúng. cải nhau chán rồi người ta bảo thôi huề, xài kiểu nào cũng được.
Lại có nhiều học giả bảo là sau này nhiều chữ sai quay lại rượt chữ đúng chạy trối chết.
Chuyện một ông Nha Trang ra học Trung Cấp Sư Phạm Tuy Hoà kể rằng. Một hôm ổng nói lấy tui cây chổi. Ông Ninh Hoà hỏi lại cây chổi là cây gì? Trả lời là cây chổi quét nhà. Ông Ninh Hoà "gì mà cây chổi ông? Phải nói là cây chởi mới đúng". Ông Tuy Hoà nghe tức quá nhảy vào cải liền "cây chởi là cây gì? Phải nói là cây chẩu mới đúng". Ba ông cải nhau tới sáng mai chưa dứt.
Chỉ là ba huyện của một tỉnh mà tên gọi của một đồ vật thông dụng vẫn không thống nhất nổi. Vậy thì không biết có nên công nhận rằng "phong ba bảo táp, ngữ pháp Việt Nam" không đây?

Để kết thúc bài này ở đây. Xin mượn hai câu cũng của thi sĩ Nguyễn “Dzui":
" Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài ... phút giây"

Xin nhường diễn đàn lại cho bà con.

T – Huyen




Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Thơ




Chưa một lần.



Chưa một lần về thăm quê mẹ,
Chưa một lần ghé bến nước Hiền lương,
Chưa một lần đi trên đường Đất đỏ,
Chưa một lần dám ngõ ý về thăm!
Vĩnh linh quê mẹ ngày xưa ấy
Cha ông Tiên tổ dựng cơ đồ.
Ngờ đâu chiến tranh rồi ly loạn
Mỗi người một nẻo,chốn tha hương.
Vĩnh linh ngày xưa chốn thiên đường,
Vĩnh linh ngày xưa hóa chiến trường
Đắm chìm trong cảnh chốn thê lương
Chia đôi đất nước phãi lên đường.
Thế rồi mỗi người sống một nẻo,
Người thì phố thị,kẻ hẻo lánh xa xôi.
Mấy mươi năm lam lũ tấm thân tồi
Đến hôm nay cuộc đời hơi tươi sáng.
Mong ai nhớ đến những tháng ngày...
Nhớ về quê mẹ,nhớ Tổ tông,
Nhớ Ông,nhớ Bà,vùng đất ấy
Vĩnh linh quê Mẹ của ta ơi!

   Công Thọ



TÔI HỌC TIẾNG ANH




  
Bài viết của THANH HUYỀN từ USA gởi về cho HĐHVLCR. Mong chia sẽ với mọi người.

 ***

 TÔI HỌC TIẾNG ANH


    Nhớ cái dạo sắp đi Mỹ, ngày đi rẩy, tối thì mỗi tuần có 3 bữa đi chọc mấy em. Mấy tối còn lại học tiếng Anh. Cây nhà lá vườn, tức là Ba dạy cho thôi.

    Học vậy cũng cở 6 tháng là hết chữ. Mấy anh em kéo nhau xuống phố, tìm thầy giỏi nhất thị trấn, học tiếp. Học cở ba tháng sau thầy nói đủ rồi, về chuẩn bị tiệc tùng mà đi Mỹ. Dạo đó về quê ai hỏi lâu nay đi đâu vắng? Mình ỏn ẻn trả lời là đi xuống phố tìm thầy học thêm vài chử tiếng Anh. Trả lời xong bước đi tự nhiên thấy hai cánh tay khuỳnh ra, hai chân bước khệnh khạng, ngó như ông tướng 2 sao. Không cưởng được. Lạ thế.

    Qua nhà đứa bạn chơi. Tình cờ thấy quyển sách dạy tiếng Anh, mình cầm lên đọc veo veo. Giọng khi trầm khi bổng, chắc là hay lắm. Thấy đọc xong một đoạn nghĩ lấy hơi là con chó trước sân đập đuôi đứng bật dậy, ngẩng cổ “gâu, gâu” xong nằm xuống gật gật đúng hai cái rồi nghểnh cổ y như muốn nói “Được! Được! Tiếp!”. Mình phấn khởi lắm, đọc liên tiếp mấy bài, văng cả nước miếng nước mồm. Đọc xong bài nào là quăng quyển Anh văn lớp 6 đó cho thằng bạn chọn bài kế tiếp, chứ mình không chọn bài tủ. Chấp hết! Qua khỏi bài thứ ba thì thôi. Thằng bạn nó phục mình quá, lác cả mắt, thiếu đường phải đi thẩm mỹ viện bẽ lại cho thẳng.

    Lần đầu tiên đi máy bay là chuyến từ Sài Gòn đi Thái Lan. Nói chung đầy hứng thú mới. Chỉ có sự cố nhỏ khi đi toilet. Dạo đó không đến nỗi quê đến mức không biết ngồi chỗ nào. Xong việc thì hơi gay. Nhìn phía sau thấy có một chữ “Push” hay “Press” hay “flush” gì đó đại khái chữ nào mình cũng biết hết a, cộng thêm cái mũi tên chỉ vào cái nút nữa. Tự tin vào khả năng Anh ngữ của mình, mình mạnh dạn ấn nút, nghe nổ cái bùm giật thót cả người. Cha sinh mẹ đẻ có khi nào toilet kêu như bom nổ vậy. Thấy của nã trôi sạch, nghĩ là bấm đúng nút rồi. Tuy nhiên, cũng hơi lo, nghĩ dại dại có khi nào mình bấm lộn cái nút nào, nổ máy bay cái chết cha.

    Sang sân bay Thái Lan vào restroom thấy đã khác lắm. Đi “câu” xong loay hoay mãi chả thấy chữ tiếng Anh nào (bọn Thái đúng là vẫn còn kém ông cái món tiếng Anh, nghi thế) đành bỏ cuộc quay đi thì nước xả cái ào. À ra là tự động à. Kiểu này mà kể cho các cụ cựu chiến binh bên nhà, thế nào các cụ cũng bảo “quân tư bản lười lao động đấy mà! có mỗi một việc đái xong thì giật cầu mà cũng bày đặt chế tạo máy móc. Lãng phí quá!”

    Sang Mỹ năm đầu đi học tiếng Anh, học nghề. Sáng sáng đi làm báo. Người ta viết báo. Có người lo in. Mình đi giao báo cho khách, coi như là một khâu của nghành báo chí. Năm thứ hai vào College 2 năm. Lớp Anh văn đầu tiên đụng phải một cô giáo cực xinh, thế là có chuyện để kể rồi đây.

    Chả biết cô giáo người gốc gác chỗ mô. Tóc hơi nâu, mắt nâu, da không trắng lắm, dáng người cũng chỉ cao hơn gái Việt trung bình một chút. Tuổi thì e còn nhỏ hơn mình. Nước da mịn như trứng gà bóc. Nói đã hay, cười đã mê ly, nheo mắt nhăn mũi thì thôi rồi,  ngáp cũng hấp dẫn, thậm chỉ hỉ mũi cũng có duyện tệ. Mình khi nào cũng vào lớp sớm một chút, chiếm chỗ ở bàn nhất hả mỏ ngắm cô giáo dạy. Cứ ước chi mình lấy được cô giáo này thì chắc thích lắm. Rồi một bữa nọ cô giáo ra bài tập làm văn, viết một bài văn về bất kỳ đề tài nào mình thích, bất kỳ thể loại, miễn sao dài dài chút là được. Đang hồi si tình, mình nghĩ chắc không có đề tài nào tốt bằng chuyện tình si. Vã lại văn chương mình nghiêng về ca tụng phụ nữ. Tụi bạn nó bảo mình đã được tới mấy cô xài sơ qua nên cũng lấy làm vinh hạnh lắm. Thôi thì một công đôi ba chuyện, mình viết bài văn này cho cực hay rồi nhân thể bóng gió tán luôn cô giáo.

    Quyết tâm thì có thừa nhưng ngặt nổi tiếng Anh moi mô ra để viết cho bay bướm đây. Mà viết dở thì thôi thà bỏ học đi bụi đời cho rồi, chứ cô giáo đẹp thế kia mà mình viết dở thì thấy như có tội to lắm vậy. Nghĩ mãi, cuối cùng chỉ còn một cách duy nhất là cố viết bằng tiếng Việt cho thật hay rồi dịch sang tiếng Anh. Hay hay không thì chưa biết chứ sau này nghĩ lại xấu hổ lắm, văn chương gì mà nghe sến quá. Cũng vì vậy mà mình quăng luôn bài văn đó chứ bây giờ còn giữ được đem ra bàn chắc vui lắm.

    Phần mô tả mắt, mũi, miệng, với lại tứ chi thì tạm ổn. Gay nhất là phần nói bóng gió hươu cuội. Hồi đó không có Google như bây giờ. Tìm gì cũng phải có từ điển. Ôm một quyển từ điển Việt-Anh tổ chảng để tra từ tiếng Việt sang tiếng Anh, xong lại từ tiếng Anh tra ngược lại định nghĩa trong tiếng Anh và tra ngược lại tiếng Việt coi nó có còn nghĩa đó không hay ra nghĩa khác rồi. Nhiều khi một từ tiếng Việt tra ra 3, 4 chữ tiếng Anh, đem tra ngược lại thì ra 30, 40 chữ, đâm hoảng. Nếu nhiều quá, búi quá thì “chầm chày may rủi” bóc đại một chữ bỏ vào. Chữ nào mà thấy càng lạ là đinh ninh càng quý hiếm, càng hay, kiểu như có thương hiệu riêng vậy. Chẳng hạn chữ “ham muốn trần tục”, mình tra mãi không ra chữ “trần tục”. Cứ hoang mang sợ tra ngược xuôi kiểu này rồi viết tiếng Anh cô giáo lại hiểu nghĩa như  “ở trần thấy tục tục mà đâm ra ham muốn” thì quê lắm, chẳng còn bóng bẩy văn chương chút nào. Rút cuộc mình chọn chữ “evil desire” dịch ra là ước muốn tội lỗi. Không đúng nhưng cứ tạm thế cái đã.

    Tra muốn nát mấy quyển tự điển, rồi bài dịch cũng xong. Đọc lại thấy phấn chấn lắm. Toàn những từ mình hiểu mơ mơ màng màng. Nghe cứ mơ hồ như thơ của mấy ông nhà thơ cách mạng. Vậy là thành công lớn rồi. Mình in bài văn đem lên trường, kéo một thằng Mỹ trắng chính gốc, học chung lớp vật lý, vào một phòng trong thư viện, nhờ nó đọc qua cho mình chút. Thằng này đọc lướt qua, rồi đọc lại kỹ hơn chậm hơn. Mặt thấy hơi quê quê. Mình nghĩ, rồi! thấy chưa, không ngờ ông đây viết tiếng Anh hay như vậy phải không? Không chừng nó đang nghĩ cách đem bài viết của mình đăng báo, gọi là làm gương cho những ai buổi đầu học tiếng Anh. Mình nghĩ phen này cô giáo cũng phải chết lên chết xuống với mình đây. Mê văn chương mình là cái chắc, khỏi bàn.

    Thấy nó đọc xong mà chưa nói gì, mình giã bộ khiêm nhường hỏi: Sao dở lắm hả (too bad?). Hắn lắc đầu. Mình nói so what (vậy thì sao?). Hắn lắc đầu nói “ I understand nothing”, tức là hoàn toàn không hiểu gì hết. Mình cười cười nhưng trong bụng réo lên chửi tổ cha cái thằng đế quốc, ngu chi ngu lạ rứa. Bài tau viết hay như ri mà nói không hiểu là răng? Dường như thấy cái mặt mình vẫn không hiểu ra hết sự tình hắn chỉ một đoạn trong bài rồi ôm bụng diễn tả đau đớn. Mình lướt qua là biết đoạn đó, mới gật đầu lia lịa yes, yes. Nó đưa tay phân bua chẳng hiểu mình nói yes cái gì. Đó là đoạn mình nói là nhìn nàng mà lòng như quặn đau vì nhan sắc ấy chỉ có thể đẩy xa tầm với của kẻ si tình này. Nhưng nó ôm bụng mình vẫn không hiểu, giải thích mình cũng không hiểu, nên một tay ôm bụng một tay chỉ vào bụng nói là “this means you want to go to restroom”. Tới đây thì mình hiểu. Ý nó nói là nó không hiểu tại sao mình nhìn người đẹp mà lại thấy đau bụng đi cầu. Cha mẹ ơi, mình có nói như vậy đâu. Văn chương mình hay lắm mà sao dịch sang tiếng Anh thấy kỳ cục vậy. Chưa hết, nó còn chỉ một chữ nói, còn chỗ này xa xa gần gần cái gì đây (đoạn mình nói đẩy xa tầm với đó mà)? Có phải mày lo restroom xa quá coi bộ chạy không kịp không? Mình chỉ còn biết mếu.

    Nó chỉ cái chữ “evil desire” nói là đừng xài chữ này nghe sợ lắm. Mày có muốn violent, … đại khái là có muốn cưỡng bức, bạo hành gì không, có như vậy mới tội lỗi, còn không thì đừng. Nhưng mà mình thấy mấy ông linh mục, nói đó là có tội thiệt mà. Chẳng biết tin ai nữa. Đại khái ra đường thì phải có miếng da chắn mắt như ngựa kéo xe thì được, chứ thả ra là nhìn lung tung, coi như tội đầy đầu ra rồi.
Sau cái vụ chửi thầm thằng đó thậm tệ, mình về bình tâm lại cũng có đủ khôn ngoan để thấy nên nghe lời nó. Mình quăng toàn bộ hai bài cả tiếng Việt và Anh vào sọt rác, ngồi xuống viết lại từ đầu. Nghĩ bằng tiếng Anh để viết. Rán ra được câu nào hoàn chỉnh thì viết xuống, không cần biết hay dở miễn sao mình hiểu rõ nó là được. Viết xong mình đọc lại thấy văn chương chi mà chán như ăn cơm nguội với muối rang, cứ nghĩ phen này mất cô giáo là cái chắc. Đem bài này đưa cái thằng hôm trước đọc. Nó đọc cái roẹt xong gật đầu nói “much better”. Tức là lần này nó hiểu hết, chứ không có nghĩa là hay đâu, đừng có mà mơ. Hắn còn cười cười diểu mình, nói hôm trước mày tả người đẹp của mày, tao thấy đẹp giống con khỉ đột (chimpanzee) quá trời frown emoticon

    Gần cuối khoá học thì cô giáo nghĩ một tuần. Cái Cô dạy thế bảo là cô giáo ấy nghĩ để làm đám cưới. Mình buồn bả tự hỏi có phải cô giáo đọc bài văn của mình dở quá, bất mãn bỏ đi lấy chồng chăng?

    Thời gian sau đó, mình cũng mon men đọc sách văn chương tiếng Anh. Cũng có ý tìm kiếm vài từ mình chưa dịch được. Mới tìm được một chữ mình nghĩ là có lý: “ham muốn trần tục” = “mundane desire”, thì quen một cô Việt nam. Đang loay hoay không biết nên chọn văn chương tiếng Anh hay Việt thì may quá, cô nàng cho biết là chẳng màng đến văn thơ, chỉ thích bánh kẹo thôi. Kể từ đó mình bỏ chuyện đèn sách quay ra siêng đi chợ.

    Cô nàng sau thành bà chủ của mình nên mình chết luôn cái thói quen đi chợ. Kể từ nay văn chương xin nhường cho chợ … búa.

    Thanh Huyền





Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Video Ngày Họp Mặt Lần thứ 13/2015



Nào xem và chia sẽ




Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

NGÀY HỘI LT13/2015 (tt)


HÌNH ẢNH CA SĨ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN HÁT

Ca sĩ "Chật Nhà" (Lm Nhật)

Chim Yến vẫn sung sức bay, dường như chưa biết mỏi...

Thanh Bình vẫn bềnh bồng dù đã chạm vạch "em ơi 60 năm cuộc đời"

Và những giọng ca "giết hết nỗi buồn" để một ngày vui là một ngày sống trọn, 
cho dù "sỏi đá cũng cần có nhau" thêm ấm áp cuộc đời. Tiếng hát như tiếng gọi đàn
thúc giục nhắc nhở "Tung cánh chim hãy luôn tìm về tổ ấm"









Hẹn một ngày năm sau....



HÌNH ẢNH NGÀY HỌP MẶT LẦN THỨ 13/2015

 NGÀY HỌP MẶT HĐHVLCR LẦN THỨ 13/2015


-Năm nay Ngày Hội Lần thứ 13/2015 nhằm ngày Phụ Nữ 8/3, niềm vui được nhân lên với những lời chúc tốt đẹp ưu tiên dành gởi đến quý Chị em Đồng hương. Càng hân hoan hơn, cuộc họp mặt năm nay có nhiều Chị em lần đầu tiên về gặp gỡ, đặc biệt có chị từ Cali nước Mỹ xa xôi về, có người từ nguồn đất Tà Lua tìm gặp càng làm cho cuộc vui thêm rộn ràng với sắc khí mùa xuân ấm áp hơn...


-Đặc biệt nhất, ngày Họp Mặt năm nay được khởi đầu với Thánh Lễ tại Nhà Thờ YKeo được hai Linh mục Đồng hương, Cha Huệ và Cha Nhật hiệp dâng. Cầu cho tình đồng hương luôn tràn đầy ơn thánh, luôn được Chúa giữ gìn để ân tình nguồn cội mãi bền sâu và mở rộng.
Chúng con mong ước cứ mỗi cuộc họp mặt hàng năm sẽ được quý cha đồng hương về vui cùng đồng hội.
















-Sau đó tại nhà anh Diệm ở Suối Cát, liên hoan tưng bừng mừng vui rộn rã...Năm nay, không khí rất hân hoan. Một phần có hai Cha đồng hương, thêm cha chánh và phó xứ cùng tham dự; còn là sự "trở về" của nhiều khuôn mặt mới lần đầu tái ngộ. Vui ơi là vui.















-Qua đây xin sơ bộ báo cáo, ngày Họp mặt sang năm lần thứ 14/ 2016, theo biểu quyết của đại đa số đồng hương, chúng ta sẽ tụ hội về Bình Chánh, Tp.HCM. Chi tiết sẽ được thông báo sau.