XÃ CAM AN BẮC, CAM LÂM, KHÁNH HÒA
Chiến cuộc ở miền Nam Việt Nam vào những năm của
thập niên 70 là thời gian đang trong thời kỳ khốc liệt nhất. Quân đội miền bắc
luôn mở những chiến dịch quân sự với quy mô lớn trên các chiến trường ở miền
nam mà trong đó ở miền trung thì có các tỉnh như Qủang Trị, Qủang Nam...là những
chiến trường đỏ lửa.
Và Mùa hè đỏ lửa đã xảy ra…
Bom đạn đã giết chết hàng chục ngàn người dân vô tội mà kinh khủng nhất, để lại ấn tượng đau thương nhất trên mãnh đất nghèo này là : Đại lộ kinh hòang, theo đó tháng 8-1973 đã diễn ra một đại lễ cầu siêu kéo dài 7 ngày 7 đêm. Khỏang 3000 tăng ni, phật tử đã về tìm xác và chôn cất những người đã chết trong cuộc càn quét hỗn lọan này.
Bom đạn đã giết chết hàng chục ngàn người dân vô tội mà kinh khủng nhất, để lại ấn tượng đau thương nhất trên mãnh đất nghèo này là : Đại lộ kinh hòang, theo đó tháng 8-1973 đã diễn ra một đại lễ cầu siêu kéo dài 7 ngày 7 đêm. Khỏang 3000 tăng ni, phật tử đã về tìm xác và chôn cất những người đã chết trong cuộc càn quét hỗn lọan này.
Người dân Qủang Trị không còn đất sống. Để thóat cảnh bom đạn, người dân nơi đây đã bỏ đi tất cả những gì mình có trên mãnh đất thân yêu này mà chạy vào hướng nam. Họ cứ chạy, chạy đi để cứu lấy thân mình thóat khỏi cảnh chết chóc! Trong cuộc hỗn lọan ấy, có biết bao gia đình tan nát cha đành mất con, vợ phải mất chồng...
Với nguy cơ miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay cộng sản, nhân dân miền nam không còn có cơ hội được sống nhờ vào sự bảo trợ bằng lương thực, tiền bạc của chế độ Việt nam Cộng hòa nữa. Trước tình hình đó các vị chủ chăn các tôn giáo đã hướng tới một vùng đất khác với hy vọng đem con chiên của mình vào đây có thể an cư lạc nghiệp được và cũng từ đó các trại tạm cư, khai hoang lập ấp dược hình thành mà người ta còn gọi là trại tỵ nạn.
Cam An Bắc không nằm ngoại lệ hòan cảnh xã hội lúc bấy giờ. Sau hơn một năm người Qủang trị sống tập trung rải rác ở các trại tỵ nạn ở Đà nẵng, hai vị linh mục là cha Trần văn Điễn và cha Lê Viết Hòang đã mộ dân về nơi đây khai phá đất đai làm rẫy, dựng lều bằng bạt ni-lông để che nắng che mưa và cũng từ đó địa danh Vĩnh Linh được hình thành (tập trung đa số là dân Qủang Trị có gốc từ Vĩnh Linh Qủang Trị vượt cầu Hiền Lương năm 1954) và qua quá trình thay đổi về hành chánh nay mang cái tên mới là: Cam An Bắc.
Cam An Bắc là xã nằm dưới chân núi, cách TP.Cam Ranh khoảng18km về phía Tây bắc. Có khỏang hơn 1000 hộ dân sinh sống và hiện hữu trên mãnh đất hình vuông có cạnh 1,5km.
Dân nơi đây sống chủ yếu là nghề nông, cây mía, cây mì là cây trồng chính. Đất canh tác không được rộng và thiên nhiên thì không ưu đãi nhiều nên nếu dựa vào nguồn thu chủ yếu là cây mía thì cuộc sống kinh tế rất bị hạn chế. Nhưng nhờ vào bản chất cần cù,sáng tạo sẵn có nhân dân Vĩnh Linh đã tìm ra cho mình những công việc thiết thực khác, tạo thu nhập để nâng cao đời sống cho bản thân mình và làm cho làng xã ngày càng vẻ vang hơn và cũng từ đó các nghành nghề khác ra đời như nghề mộc, đan đát, thêu, len...đã tạo công việc làm ăn cho hàng trăm lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực thì nơi đây nạn phá rừng lấy gỗ còn là một vấn đề cần báo động!
Ngoài ra nơi đây có nhiều gia đình có nguồn thu khá lớn đó là tiền của thân nhân từ nước ngoài.
Về đời sống văn hóa thì do nơi đây có vẻ cô lập về vị trí địa lý nên người dân ít học được những quan điễm,quan niệm và lối sống bên ngoài xã hội nên cách sống không còn nhiều tiêu cực như ghen tỵ,nói xấu nhau và dùng thủ đọan thiếu văn hóa với nhau nếu cần nhưng cũng nhờ vậy mà nơi đây các tệ nạn xã hôi mới cũng có phần khó thâm nhập vào.
Người dân nơi đây ý thức được việc học nên đã cố găng đầu tư tạo điều kiện cho con em mình rất nhiều nên kết quã đã có rất nhiều học sinh đã vảo các trường có uy tín của quốc gia...
Và còn bao điều nữa mà ở đây tôi không thể nói ra được hết trên trang báo ngắn ngũi này.
Thiết nghĩ chúng ta đã sống và cùng nhau xây dựng trên mãnh đất này đã gần 40 năm.Tất cả mọi người đều thân thiện.Mong rằng dưới sự lãng đạo của chính quyền cũng như giáo quyền, mọi người chung sức để làm cho làng xã mình ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.
Bóng
Tà Lua sưu tầm
Theo nguyenandubac.blogspot.com
Vĩnh Linh Cam Ranh có 2 Giáo
Xứ: Giáo xứ Vĩnh An và Giáo Xứ Vĩnh Bình:
Lược sử Giáo xứ Vĩnh An
1. Vị trí địa lý
Bắc giáp xã Suối Cát, Nam giáp Giáo xứ Vĩnh Bình, Ðông
giáp Giáo xứ Vĩnh Thái, Tây giáp núi Tà Lua.
Ðây là một xã được xếp vào diện miền núi. Gần chân núi
nên vị thế đất có nhiều đồi dốc, khí hậu khô nóng, ít mưa.
Nhà Thờ cũ
Nhà Thờ mới
2. Hình thành và phát triển
Sau biến cố mùa hè 1972, dân các vùng Quảng Trị, Huế, Quảng
Nam, Quảng Tín tập trung về Ðà Nẵng ngày càng đông. Cuộc sống ở các trại tiếp
cư quá phức tạp nên vào tháng 10 - 1973, hai Linh Mục: Phêrô Trần Ðiển và
Phaolô Lê Viết Hoàng đã đem một số dân ở trại tiếp cư vào Cam Ranh với danh
nghĩa là khẩn hoang lập ấp.
Số dân khoảng 1.400 người lúc đó được tập trung vào một nơi và họ đã lấy
lại tên cũ là Vĩnh Linh để đặt cho nơi này. Lúc đó, vùng đất này trực thuộc xã
Suối Cam, quận Bắc, thị xã Cam Ranh.
Hai Linh Mục và số giáo dân nói trên đã được Ðức Giám Mục
Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Giáo phận Nha Trang lúc đó công nhận
và cho lập thành một Giáo xứ cũng mang tên Vĩnh Linh.
Ðến tháng 01.1975 vì hoàn cảnh kinh tế và dân số, nên Ðức
Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà đã ký quyết định tách Giáo xứ Vĩnh Linh ra làm
2: Vĩnh Bình và Vĩnh An.
Sau giải phóng, 2 Linh Mục Trần Ðiển và Lê Viết Hoàng
không có mặt tại địa phương nên Ðức Giám Mục Giáo phận đã cử Linh Mục Antôn
Nguyễn Văn Bình, đang sống tại chỗ với gia đình tạm làm quản xứ.
Năm 1978, Linh Mục Nguyễn Văn Bình phải đi cải tạo, Ðức
Giám Mục Giáo phận đã cử Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn cũng đang sống tại chỗ với
gia đình, thay thế Linh Mục Bình trong chức vụ quản xứ.
Năm 1986, Linh Mục Trần Hữu Tôn xin nghỉ hưu vì già yếu.
Ðức Giám Mục đã cử Linh Mục Tôma Trần Văn Hiệu, lúc đó là phó xứ Vĩnh Bình,
thay thế.
Cuối tháng 11.1993, Ðức Giám Mục lại cử Linh Mục Phêrô Trần
Bá Ninh, lúc đó đang là phó xứ Ba Ngòi về thay thế Linh Mục Hiệu.
Các giáo họ: có 2 giáo họ: Giuse và Maria.
Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:
Linh Mục Trần Ðiển (1973 - 1975) quản xứ đầu tiên.
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình (1975 - 1978)
Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn (1978 - 1986)
Linh Mục Tôma Trần Văn Hiệu (1986 - 1993)
Linh Mục Phêrô Trần Bá Ninh (1993 - 3/2006)
Linh Mục Phêrô Nguyễn Kim Thăng (3/2006 – đến nay)
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình (1975 - 1978)
Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn (1978 - 1986)
Linh Mục Tôma Trần Văn Hiệu (1986 - 1993)
Linh Mục Phêrô Trần Bá Ninh (1993 - 3/2006)
Linh Mục Phêrô Nguyễn Kim Thăng (3/2006 – đến nay)
Lược sử Giáo xứ Vĩnh Bình
1. Vị trí địa lý
Ðông giáp xã Cam Hiệp Bắc thuộc Giáo xứ Vĩnh Thái, Tây
giáp núi Tà Lua, Nam giáp Giáo xứ Vinh Trang, Bắc giáp Giáo xứ Vĩnh An.
Giáo xứ thuộc miền Trung du, cách quốc lộ I khoảng 9km về
hướng Tây, trải dài trên vùng đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 2000m, chiều
rộng khoảng 750m. Ngoài ra, còn có một giáo họ cách xa khoảng 3km về hướng Tây
( Tân An), có khoảng 2.300 giáo dân.
Nhà Thờ cũ
Nhà Thờ mới
2. Hình thành và phát triển
Tháng 08.1973, do tình hình chiến tranh, một số giáo dân
mà đa số là người Quảng Trị thuộc Giáo phận Huế, đang lánh nạn tại Ðà Nẵng,
không còn mong ngày trở lại quê nhà. Ðược sự lãnh đạo của Linh Mục Phêrô Trần
Văn Ðiển và phụ tá của ngài là Linh Mục Phaolô Lê Viết Hoàng, hơn 1.000 gia
đình, đại đa số là giáo dân công giáo đi vào Cam Ranh để khẩn hoang lập ấp, tạo
lập cuộc sống mới, thành lập Giáo xứ Vĩnh Linh, lúc đó thuộc phường Suối Cam,
quận Bắc, thị xã Cam Ranh.
Ngày 15..07.1975, do nhu cầu mục vụ, Ðức Giám Mục Phaolô
Nguyễn Văn Hoà quyết định chia Giáo xứ Vĩnh Linh ra làm hai Giáo xứ:
Giáo xứ Vĩnh An gồm 2 thôn Cửa Tùng và Triệu Hải do Linh
Mục Antôn Nguyễn Văn Bình làm quản xứ.
Giáo xứ Vĩnh Bình gồm 2 thôn Thuỷ Ba và Hiền Lương do
Linh Mục Gioakim Nguyễn Tư làm quản xứ và Lm.Tôma TrầnVăn Hiệu là phó xứ.
Có 3 giáo họ:
Giáo họ Mân Côi thuộc thôn Hiền Lương.
Giáo họ Phanxicô thuộc thôn Thuỷ Ba.
Giáo họ Kitô Vua thuộc thôn Tân An.
Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay
(3/2013):
Linh Mục Phêrô Trần Văn Ðiển (1973 - 1975) quản xứ đầu
tiên.
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Bình (04 /1975 - 07/1975)
Linh Mục Gioakim Nguyễn Tư (1975 - 1996)
Linh Mục Phêrô Nguyễn Thời Bá (1996 - 2001)
Gioakim Phạm Công Văn (2001-2006)
Phêrô Nguyễn Kim Thăng quản nhiệm 5.5.2006-10.10.2006
Giuse Đặng Xuân Hương (10.10.2006 - đến nay)
Bóng Tà Lua st
Theo Trang Giáo Phận
Nha Trang
2 nhận xét:
Xin quý đồng hương, Ban quản trị hội nếu có tư liệu gì về hội hãy gởi về cho mình ngay nhé! Rất mong đợi.
Ai chưa biết trang blog này xin thông tin cho các đồng hương khác để cùng góp ý, chia sẻ. cám ơn
Đăng nhận xét