Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

ĐHY FX.NGUYỄN VĂN THUẬN


ĐỨC HỒNG Y
PHANXICO NGUYỄN VĂN THUẬN





Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

đi và sống (tt)


TRÈO LÊN CÂY BƯỞI
Chiêu Hạ


Một hôm, tôi đi dự đám cưới giáo xứ bên cạnh mà cô dâu là cháu ruột của cha xứ, chú rể không theo đạo. Mặc dầu Giáo hội rộng rãi cho phép hôn nhân khác đạo, nhưng nhà gái và cha xứ cũng cảm thấy cực long.

Chuyện đã không vui rồi, lại đến nửa chừng buổi tiệc thì có một cô gái mang bầu và tự nhận là người tình cũ của chú rể, không biết thật hay giả đến quậy phá đám cưới…
Chứng kiến chuyện, tôi rất buồn. Về nhà  tôi tìm cách để giáo xứ của tôi không xảy ra chuyện đám cưới chẳng vui như thế. Một đêm trăng, tôi nằm trên võng đong đưa giữa hai cây xoài và nhìn lên núi Hòn Khô. Lại nhớ chú rể làm nghề xe thồ (xe ôm) , nhà ở ngay thị xã Cam Ranh, chợt bài ca dao và lời mẹ ru xưa vọng về:

-Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!
-Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
…………………………………………………..
Dựa vào bài ca dao trên, thay lời cho một chàng trai có đạo nói với một cô thiếu nữ thân quen từ thời còn mẫu giáo, lớn lên cố gái có người yêu không cùng tôn giáo, tôi liền cải biên:

“Trèo lên đỉnh núi Hòn Khô
Bước xuống xe thồ đến vịnh Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh nước trong xanh biếc
Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay!
Năm .ngàn chụ kí gạo xay
Sao em không nhớ những ngày còn no!
Anh thương em từ thuở còn bò
Em ngồi em khóc anh cho cục đường
Bây giờ em lấy người lương
Một trả, hai trả, ba trả cục đường cho anh!”…

Bài cải biên này tôi chỉ đọc một lần mà thanh niên trong giáo xứ thuộc lòng. Kể từ đó, hễ có một cô nàng nào làm quen với anh chàng khác đạo là có một chàng trai nào đó đi theo sau lưng và cứ ngân nga:

Anh thương em từ thuở còn bò
Em ngồi em khóc anh cho cục đường
Bây giờ em lấy người lương
Một trả, hai trả, ba trả cục đường cho anh!”…

Phải chăng vì thế mà hôn nhân khác đạo trong giáo xứ của tôi có mòi suy giảm?...

trích Đi và Sống T.3







Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

NỢ ÂN TÌNH

Chắc chắn dân Vĩnh Linh CR không lạ gì "Chiêu Hạ". Chẳng cần nói gì nhiều về cách sống "dấn thân" của một tu sĩ rất đời " muốn làm thánh phải làm người rất người...". 
HĐHVLCR xin trích một số bài trong "Đi Và Sống" của Ngài với mong muốn:
- Nhớ về một thuở... đầy trở trăn của vùng đất lúa núi...
- Hiểu thêm những gì từ một nhân cách "Cho" nhiều hơn "Nhận" của một cuộc "Dấn thân Thập tự" đầy cao quý.

Hy vọng được quý Đồng hương tiếp nhận và góp chuyện...

NỢ ÂN TÌNH
Chiêu Hạ



Tết Mậu Thân, năm 1968, gia đình tôi từ Tây Lộc chạy tản cư về Tây Linh, một giáo xứ cạnh đồn Mang Cá trong thành nội Huế. Tây Lộc và Tây Linh giáp ranh nhau. Hằng ngày, ra đứng trước cổng nhà thờ Tây Linh nhìn đoàn quân rút lui từ Tây Lộc đi qua trước mặt, trên ba-lô họ toàn là máy móc, gà vịt…tài sản của dân Tây Lộc, tôi không hiểu nổi tại sao quân ta lại đi cướp bóc của dân mình? Tôi đã đọc truyện “Chiến Tranh và Hòa Bình” của Lép-Tôn-Xì-Tôi (Lev Nicolaevitr Tolstoi) nhiều lần, nhưng không hiểu được bài học: đoàn quân rút lui là hôi của!...

Vào một buổi sáng, như thường lệ, tôi đang đứng trước cổng nhà thờ, mặc chiếc áo thâm chùng, nhìn đoàn quân đang rút về. Bỗng một tiếng nổ lớn, quả pháo rơi xuống sân banh nhà thờ, tôi vẫn đứng tỉnh bơ. Thấy một con bò ngã lăn ra, máu me tràn trề, nhiều người chạy ra giành giựt, chia nhau xác con vật. Một tiếng nổ thứ hai tiếp theo- nếu như tôi biết “đạn đi lên, tên đi xuống” thì phải lập tức nằm xuống, chắc không hề hấn gì – lúc đó, không phản ứng kịp thời, tôi bị hất tung lên trời rồi rớt xuống. Thấy mình còn sống, cảm giác cánh tay trái mình không còn, tôi lo lắng sờ tìm và nhận thấy cánh tay mình lúc này vẫn còn…

Lúc đó, nhiều người chạy đến, một anh thanh niên Tây Linh, tên Toán, cõng tôi chạy vào nhà xứ. Vì quá sợ hãi nên tôi được cõng lên rồi rớt xuống nhiều lần…Khi được chuyển vào đồn Mang Cá, ngay lập tức tôi được đưa lên bàn mổ, trên người chỉ còn chiếc quần trong. Các bác sĩ, y tá chuẩn bị ca giải phẩu cấp cứu…Bỗng đồn Mang cá bị pháo kích…y, bác sĩ quanh tôi đều bỏ chạy tán loạn, tìm chỗ ẩn nấp, để lại một mình tôi. Không biết phải làm sao, tôi cố gắng chui xuống dưới giường mổ để tránh đạn, hy vọng lớp nệm dày sẽ che chắn cho tôi phần nào. Giữa hai đợt đạn pháo, tôi bò ra cửa,gặp một anh lính cầm sung đang ở dưới hầm, tôi cho anh ta biết tên tuổi, địa chỉ rồi dặn dò anh : “Nếu tôi chết mà anh còn sống, xin anh vui long nói rõ tên tuổi, địa chỉ của tôi để gia đình biết khi tìm đến mà nhận xác…”

Sau đợt pháo kích, mọi việc cũng tạm ổn. Tôi được đưa đến nằm chung dưới nền đất với các nạn nhân khác: lính có, dân thường có. Đông người đến nỗi phải nằm chật kín thành từng hàng, từng lớp, không phân biệt nam nữ như “phơi cá nục làm mắm”. học phải trần truồng khi chữa trị, ngay trên nền đất, trước mắt những người khác…Nằm cạnh tôi là một nữ sinh trung học, nghe đâu là hoa khôi trường Kiểu Mẫu, Huế. Cô ta bị thương khắp người vì những mảnh đạn pháo. Những vết thương đã được băng bó nhưng cô ta vẫn luôn rên rỉ và đột nhiên cô ta ngất xỉu…Các y tá vẫn tiếp tục việc chữa trị, ngay bên tôi, và phát hiện còn một vết thương nằm trong chỗ kín mà cô ta giấu không cho ai biết…Bên cạnh cô ta còn có người mẹ chăm sóc, thăm nuôi, bà thấy tôi không có than nhân nên cũng ân cần chăm sóc nhưn con mình…

Trong thời gian nằm viện, ngày ngày cứ nhìn những nạn nhân chết liên tục vì nhiễm sài uốn ván; lại thêm ngoài kia, gần trước phòng bệnh, là những chiếc thiết giáp của người Mỹ lien tiếp nhả đạn về đủ mọi phương hướng, bệnh nhân không ai ngủ nghỉ gì được. Chẳng còn cách gì hơn – thay lời nguyện cầu để ăn năn, đền tội, dọn mình chết lành – tôi “tự biên, tự diễn” bài hát từ biệt Đức Mẹ trước khi chết và cứ mãi nghêu ngao:

“Mẹ ơi! Bom đang rơi, đạn đang nổ trên đầu con,
Mảnh sẽ ghim vào tim con!
Con sẽ nằm im bất động hay lồng lộn kêu gào?
Mẹ ơi! Sau cuộc chiến này
Người Việt Nam không còn là người
Chỉ còn một lũ than tàn ma dại mà thôi!”…

Ngay sau khi tạm bình phục, tôi đã viết một truyện ngắn với tựa đề “Trần Truồng” đăng trên tạp chí Bách Khoa, số 156 để thầm trả nợ ân tình với hai mẹ con trong những tháng ngày hoạn nạn ấy. cũng để nói lên trải nghiệm đau xót của tôi : chiến tranh cướp đi tất cả mọi thứ! Cướp đi của tôi một cánh tay giờ chẳng còn nguyên vẹn. Cướp đi những phần thân thể của biết bao nhiêu người khác, kể cả tính mạng. Điều đáng nói tận cùng là chiến tranh cướp luôn cả tính thẹn thùng mà trời đã ban cho những người con gái, đặc biệt là con gái xứ Huế! Phải chăng con người khi sinh ra đã vốn dĩ trần truồng?...

Mười năm sau, khi tôi đã là linh mục, một hôm đi ngang chợ Cam Ranh, tình cờ gặp lại bà mẹ ấy. Bà chào tôi, nhưng tôi không nhận ra nên chỉ gật đầu xã giao. Chuyện tưởng có vậy, không ngờ bà lại thầm trách với nhiều người: “ Cha H bây giờ khác rồi! hồi cha bị thương tôi giúp đỡ ngài rất nhiều, vậy mà bây giờ gặp lại, cha làm lơ như không hề quen biết!”. Lời nói ấy đã đến tai tôi. Tôi cảm thấy rất buồn vì tôi không phải quên nghĩa, cạn tình…

Thế mới hay: ở đời, người ta nợ nhau rất nhiều, nhưng món nợ khó trả nhất là nợ ân tình vì ta không biết làm thế nào để trả…

Trích Đi và Sống Tập 3



Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

BÀI HỌC VỀ TÌNH BẠN


 

Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ 16. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn.

Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:
-Chán quá đi! Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn.

Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
- Bạn ơi, hãy thả tôi về với biển… Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình… Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên.

Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
- Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng… hãy cho ta một lời khuyên trước đi… Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!

Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
- Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi…

Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào… Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói…

 Sưu tầm





Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

NGƯỜI MẸ MÙ MỘT MẮT



NGƯỜI MẸ MÙ MỘT MẮT

Chuyện kể rằng có một người con trai. Từ bé mồ côi cha. Lớn lên và trưởng thành trong sự bao bọc và tình yêu thương của mẹ. Suốt mấy chục năm trời, Bà cực nhọc, ròng rã nuôi con.
Nhưng suốt thời thơ ấu cả khi lớn lên, lúc nào Người Con cũng ghét Người Mẹ, không bao giờ giới thiệu cho ai gặp Mẹ mình cả, không cho Mẹ đến trường vì sợ bạn bè trêu chọc, chế giễu mình. Và lí do chỉ đơn giản là… bà mẹ bị mù một mắt.
Ngày nọ, Người Mẹ nhớ người Con quá, ghé qua trường thăm con. Người Con thấy mẹ đến liền ra nói: “Tại sao bà lại đến đây? Bà đến đây làm gì? Bà làm tôi xấu hổ và ngượng ngùng với tất cả mọi người… tôi thực sự ghét bà”. Người Mẹ mù buồn bã đau đớn, nước mắt bà chảy ra một bên mắt kia. Lặng lẽ nhìn đứa con trai rồi ra về.
Ngày hôm sau Người Con đến lớp, các bạn học cùng lớp la lên chế giễu: “Ôi mày ời! Kinh quá. Nhìn mẹ mày xấu xí quá. haha” cả lớp mỉa mai. Chế giễu người con thậm tệ. Cậu ta khóc, khóc vì tủi nhục, khóc vì mẹ mình xấu xí đến kinh sợ.
Lúc về nhà Người Con nói với mẹ mình: “Tôi muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Tôi muốn bà không ở ngôi nhà này nữa. Bà làm tôi xấu hổ ghê gớm đấy. Bạn bè tôi chế giễu tôi. Họ khinh thường tôi. Họ ghê tởm bà. Bà hiểu không?”.
………………………………………………………………………………………………
Anh ta trưởng thành.. Và bắt đầu một cuộc sống mới.. Một cuộc sống khi không có mẹ kề bên và chăm chút nữa… Và rồi sau những tháng ngày miệt mài và cần mẫn bên đèn sách. Anh ta đã dành được 1 suất học bổng du học nước ngoài . Anh ta chắc hẳn hạnh phúc lắm! Niềm vui đạt được nguyện vọng mà chính mình đặt ra. Sung sướng khi được đền đáp bởi những nỗ lực không ngừng. Anh ta đâu biết, bên cạnh niềm vui ấy, còn đâu đó những nỗi buồn đọng lại trong kí ức người mẹ… Đâu đó những nỗi lòng thổn thức không thể cất lên thành tiếng.
5 năm sau Người Con học thành tài lập gia đình. Anh ta có vợ và có 2 con đều giàu có, có một gia đình hạnh phúc và ấm cúng. Người Con cũng gửi tiền về xây cho mẹ một ngôi nhà nhỏ và hàng tháng gửi chút tiền về cho mẹ. Người Con tự nhủ thế là cũng mình đã làm tròn bổn phận của người làm con rồi.
Và giữa anh với mẹ có một giao ước. A ta không bao giờ muốn gặp bà mẹ… Không bao giờ muốn nhìn thấy bà mẹ trên cõi đời này nữa… “HÃY TRÁNH XA TÔI RA”…
Và rồi một ngày. Khi nỗi nhớ trong lòng bà mẹ cồn cào lên, dâng cao lên. Bà không thể chịu đựng được nữa. Bà quyết định sang Singapore bằng được. Để được nhìn thấy đứa cháu nội lớn lên như thế nào. Để được một lần cuối trông thấy hình hài đứa con trai nay giờ ra sao. Chỉ một lần thôi… Và cũng là lần cuối.
Đứng trước cái cổng cao lớn và sang trọng nhà người con trai. Bà thầm vui, thầm mỉm cười vì con mình giờ đây thành đạt và yên ấm đến thế nào. Trước cái cổng đồ sộ với những đường nét thiết kế tinh xảo và tuyệt đẹp ấy. Người ta thấy một bà lão già nua, ốm yếu. Bịt một bên mắt. Tay cầm chiếc nón lá, Với bộ quần áo đơn sơ trông thật thảm thiết. Một sự đối lập hoàn toàn…
Chợt!!! đứa cháu nhỏ chạy ra. Theo một phản xạ tự nhiên khi có người lạ tới… Chưa kịp vui… Chưa kịp hồ hởi và mừng rỡ… Người mẹ đã phải kìm nén những giọt nước mắt mặn đắng. Khi đứa cháu khóc thét lên và sợ hãi với hình dạng của bà.
Người con trai từ trong bước ra. Ngạc nhiên và phần nào bực tức. Anh ta quát mắng: “Bà còn sang đây làm quái gì nữa? Bà đã làm tôi xấu hổ và tủi nhục đến thế nào rồi. Giờ bà không buông tha cho tôi? Không để tôi có một cuộc sống bình yên nữa sao?”. Thế đấy… đó là những gì bà chờ đợi và mong mỏi thì giờ đây lại bị đối xử như vậy đấy! Bà ngoảnh lại… Chào con và nhìn đứa cháu ngây thơ bé dại… Lặng lẽ đi về. Trong lòng không khỏi những nỗi đau xót. Bà bước đi… Vẫn cứ bước… Những bước chân lê thê dài vô định…
Một hôm Người Con nhận được thư gửi tới nhà, mời về họp lớp cũ tại Việt Nam . Anh ta phải nói dối vợ là đi công tác xa nhà. Người Mẹ biết tin. Con về họp lớp tại quê nhà. Bà vui lắm… Nhưng không dám gặp con. Bà sợ bị con hắt hủi. Sợ cái ánh mắt tức giận ghê gớm ấy lại hiện lên trong con. Trong suốt buổi họp lớp đó, có những người bạn thân hỏi han anh ta về gia đình, và… về “mẹ”… Chợt… Những kí ức lại ùa về. Những yêu thương nào đâu đó đã vút  theo năm tháng… Mẹ anh giờ ra sao? Mẹ anh như thế nào? Bà sống tốt hay bệnh tật gì không?… Hàng tá những câu hỏi. Những thắc mắc khiến anh không khỏi suy nghĩ… Và… Anh dần nhớ… Dường như có một chút đau… Anh tìm về thăm mẹ. Anh muốn được nhìn thấy mẹ. Muốn… và có những cái muốn chẳng thế điễn tả thành lời…
Nhưng nào ngờ. Khi chưa kịp nói ra những nỗi lòng thổn thức. Chưa kịp gặp mẹ lần cuối.. Mẹ anh đã qua đời.. Đã vĩnh viễn ra đi…
Cầm trên tay lá thư những người hàng xóm còn giữ lại… Họ cũng nghẹn ngào… Họ nói. Mẹ anh khi chết. Tay vẫn nắm chặt tờ giấy và ghi rõ rành mạch: “Phải gửi con trai tôi…” Đó cũng là lời trăn trối cuối cùng của mẹ dành cho anh…
“Con trai yêu!
Mẹ xin lỗi vì đã không đem đến cho con những tháng ngày bình yên thuở bé…. Mẹ xin lỗi vì đã làm trò cười cho thiên hạ. Khiến con lún sâu vào vòng quay của sự tủi nhục và đau đớn. Mẹ muốn lắm. Muốn ra đi. Muốn sống ở thế giới khác. Để cho con khỏi lo phiền. Khỏi bực tức khi mẹ còn trên cõi đời nữa… Và giờ mẹ đã được toại nguyện..
Con biết không? Mẹ yêu con… Nhiều lắm! Mẹ có thể đánh đổi. Có thể hi sinh đôi mắt của mình dành cho con… Hi sinh cuộc sống của mẹ để cho con được thấy ánh sáng mặt trời… Con đã bị hỏng một bên mắt do một vụ tai nạn hồi bé… Mẹ thật sự khóc rất nhiều… Khóc vì đứa con tôi không mang hình hài nguyên vẹn như những đứa trẻ cùng lứa. Nhà mình nghèo lắm. Mẹ không thể có đủ tiền chữa trị cho con. Mẹ bán hết tất cả những đồ đạc trong nhà, làm mọi cách để bác sĩ thay mắt cho con. Mẹ chưa bao giờ cảm thấy hối hận. Chưa bao giờ biết đau. Mẹ yêu con không thể nào kể xiết. Và mẹ muốn đem lại cho con những gì tuyệt vời nhất mà mẹ có thể…
Hi vọng khi mẹ rời xa con rồi. Đừng xa lánh. Đừng ruồng rẫy ghét bỏ mẹ nữa nhé! Con hãy sống tốt và chăm lo những đứa cháu nội của Mẹ nhé..
Mẹ yêu con mãi mãi!…”
Lá thư run run trên tay… Anh khóc!… Đó là những giọt nước mắt thật sự. Nó không chứa đựng tủi nhục. Không phải là vì lòng tự tôn như trước nữa, mà bằng cả con tim, bằng cả nỗi đau đớn dằn vặt… nỗi tự oán hận bản thân khi đã đối xử tệ bạc với mẹ… Và chắc gì… Người mẹ của anh đã ra đi trong sự thanh thản mà bà hằng mong ước… Ra đi, nhưng chưa được nghe thấy tiếng con gọi một lần yêu thương… Ra đi, mà trong lòng nặng trĩu những uất ức… Ra đi… Mãi mãi. Sẽ chẳng có sự hồi sinh lần nào nữa. Sẽ chẳng có một ai… thương yêu anh ta… Và dám đánh đổi tất cả để cho con 1 cuộc sống tốt đẹp sau này.
Đôi mắt của anh… cũng là đôi mắt của mẹ. Ánh sáng của anh… Cũng là bóng tối của mẹ. Trong khi a được nhìn thấy cuộc sống mới thì cũng là lúc anh mất đi tất cả…Sẽ chẳng bao giờ lấy lại được đâu…
Vì vậy! Bạn ơi! Hãy trân trọng những gì mà ta có. Để rồi khi mất đi sẽ không bao giờ có hối tiếc!
(Nguồn:  trích internet)







GIÁ CỦA LƯƠNG TÂM

 LƯƠNG TÂM GIÁ BAO NHIÊU?

Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe.


Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp. Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to:
“Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!”.
Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy. Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to:
“Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…”
Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân? Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra:
Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy?
Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
Khi quay lại chỗ đã sửa xe  , Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo:
“Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi”.
Ôi mẹ ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên:
“Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi!”.
Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ:
“Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi”.
Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.
Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.
Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi. Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu. Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết:
“Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con trai tôi. Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý:
“Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”
Sưu tầm


Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

THÔNG BÁO-trang facebook


Theo yêu cầu của quý Đồng hương trong lần họp mặt 2014. Nay chúng ta có thêm địa chỉ ở facebook:
www.facebook.com/Hội-Đồng-Hương-Vĩnh-Linh-Cam-Ranh

Mong mọi người nhiệt tình tham gia.

Trân trọng thông báo

BQT

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con



Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.

Nỗi buồn Mẹ tôi - video

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.

Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.


Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: “Một đứa bé! Có một đứa bé!”.

Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt:
“Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

trích Internet





Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

TẤM GƯƠNG SÁNG



Đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Phương sinh năm 1983 quê ở xã Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam.


Thầy giáo tí hon Nguyễn Ngọc Phương

Chỉ với chiều cao 0,9m, nặng chưa đầy 19kg và chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng hiện nay thầy Ngọc Phương là chủ nhiệm của một lớp tình thương dành cho những trẻ em tật nguyền ở Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh ở TP. Đà Nẵng.

Lọt lòng mẹ khi chưa đầy 7 tháng tuổi, thầy giáo “tí hon” vỏn vẹn được 0,8kg, chiều dài chưa được 20cm. Ấy vậy mà, qua bao nhiêu biến cố tuổi thơ, bằng nghị lực phi thường thầy Phương hiện nay đã là một thầy giáo đang đứng lớp truyền nghề và dạy văn hóa cho hàng chục trẻ em cùng cảnh ngộ.

Thầy Nguyễn Ngọc Phương đang sửa chữa mô tơ điện cho máy may ở trung tâm.

Thầy Ngọc Phương tâm sự: “Trước kia tôi sinh ra không được may mắn như các bạn cùng trang lứa nên mình hiểu được cảm giác mất mát, bất hạnh của một người tật nguyền. Lớn lên, khi thấy mình có điều kiện, nhìn các em với những bước chân nhọc nhằn, giọng nói không nên lời nên mình xin vào trung tâm để nhận đứng lớp để cùng chia sẻ những khó khăn với các em. Đó cũng là mơ ước của tôi từ khi nhỏ”.

Đến nay, ở trung tâm bảo trợ này, thầy Phương đã có gần 5 năm công tác trên cương vị là một thầy giáo “đa năng”. Trong quãng thời gian chưa phải quá dài đó, đã có rất nhiều kỷ niệm, ký ức trong tâm trí thầy với nhiều em học sinh học mãi một lớp.

Theo thầy Phương cho biết: “Học trò của Phương đa phần là các em dị tật bẩm sinh do di chứng chất độc màu da cam. Hầu hết các em nói không ra lời hoặc nói rất chậm, nên việc dạy cho các em rất khó khăn. Các em học cái cốt là để luyện giọng, tập đọc và hơn thế nữa là cảm nhận được những niềm vui khi bản thân được đến lớp, có bạn có thầy vơi đi mặc cảm trong cuộc sống. Nếu không cùng cảnh ngộ, chắc mình cũng không đủ kiên nhẫn để dạy cho các em ở đây. Mình chỉ mong hằng ngày được lên lớp nhìn các em vui cười, nô đùa. Truyền tải những gì mình có thể để các em vững tin trong cuộc sống này”.


Lớp học tình thương của thầy Phương ở trung tâm.

Không những đứng lớp để truyền nghề cho các học sinh “đặc biệt” này, mà thầy Phương còn kiêm nhiệm cả luôn khâu sửa chữa máy móc, các thiết bị điện cho trung tâm để các anh chị có cùng hoàn cảnh sản xuất “hàng tình thương” xuất khẩu.

Bản thân Phương đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Đảng và Nhà nước. Anh cũng là 1 trong 3 nạn nhân da cam Việt Nam tham dự chương trình con tàu Hòa Bình, Nhật Bản vào năm 2008, cùng tham gia giao lưu với hơn 100 công dân còn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử 68 năm về trước ở Nhật Bản.

Chị Võ Thị Thu – Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh TP. Đà Nẵng cho biết: “Tuy là người khuyết tật, không được học hành nhưng bản thân thầy Phương đã tự biết vươn lên chính mình trong cuộc sống, luôn năng nổ, nhiệt huyết những công việc được giao, là một người thầy chịu khó, đồng cảm với số phận nên được các em ở đây rất quý mến. Thầy chính là tấm gương tiêu biểu biết vượt khó để mỗi con người chúng ta học tập”.


theo Internet


NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG

NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ XẤU XÍ


Có thể trong mắt ai đó cô ấy là người phụ nữ xấu xí nhưng không một ai có thể phủ nhận nghị lực cũng như cảm hứng mà cô ấy mang lại.

Lizzie Velasquez là một trong hai người duy nhất trên thế giới mắc hội chứng hiếm khiến cô khiếm thị một bên mắt và không thể tăng cân. Cô bị sinh non khi mới chỉ được 4 tháng tuổi, bác sỹ nói rằng có quá ít nước ối trong bụng mẹ cô. Tuy não, xương cũng như các cơ quan nội tạng của Lizzie Velasquez vẫn hoạt động bình thường nhưng khi lên 2 tuổi hình hài của cô chẳng khác gì đứa bé 5 tháng. Trong cơ thể cô không có mô mỡ vì vậy dù đã 25 tuổi nhưng Velasquez chưa bao giờ nặng quá 29kg.

Dù gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống là vậy nhưng Velasquez có suy nghĩ rất tích cực. Vì khiếm thị và nhỏ bé nên với những người thô lỗ, khó chịu bên cạnh mình cô cũng cảm thấy bình thường. Cô không ngại làm mẫu quảng cáo poster về phương pháp giảm cân cho các phòng tập.

Velasquez là con đầu lòng, khi sinh ra bác sĩ đã nói với bố mẹ cô rằng cô có thể không nói được, bị liệt và thiểu năng trí tuệ do sinh thiếu tháng. Nhưng bằng tình thương vô bờ bến của bố mẹ Velasquez được nuôi lớn và trưởng thành như bao đứa trẻ bình thường khác mà không hề cảm thấy sự khác biệt nào. Chỉ cho đến khi Velasquez đi học, bạn bè trong lớp đều xa lánh và xua đuổi cô như thể cô là một con quái vật. Nhưng mẹ cô đã dạy cô rằng hãy ngẩng cao đầu và sống vui vẻ, rồi mọi người sẽ nhận ra cô không hề khác người. Dù đôi khi rất chán ghét vẻ ngoài xấu xí của mình nhưng Velasquez cho rằng cuộc sống nằm trong tay cô, cô phải làm chủ nó.

Khi cô học trung học, một clip về cô bị một kẻ ác ý tung lên mạng, hàng nghìn lượt xem cũng như bình luận tiêu cực nhắm thẳng vào cô, thậm chí có người nói rằng vì thế giới này cô hãy dí súng vào đầu tự sát đi. Velasquez đã vô cùng đau khổ nhưng cô đã đứng dậy, lấy những bình luận ác ý đó làm bàn đạp vươn tới những mục tiêu cô đặt ra. Velasquez hiện nay có một cuộc sống thành công và gia đình ổn định. Cô đã đạt được những mục tiêu mà cô mong muốn: làm người thuyết trình, viết sách, tốt nghiệp cao đẳng và lập gia đình. Thông qua câu chuyện về cuộc đời mình Velasquez muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người rằng “Hãy tự tin sống, vì bạn là người quyết định con người bạn, cuộc sống của bạn. Hãy lấy những lời chỉ trích làm bàn đạp để tiến lên và thành công”.
với bạn bè


Không ai sinh ra có quyền lựa chọn số phận cho mình và chẳng nhiều người may mắn có cuộc sống cũng như vạch khởi đầu như ý. Nhưng chẳng lẽ vì vậy mà chúng ta bỏ cuộc và buông tay phó mặc cho số phận?

Bạn có quyền đổ lỗi cho số phận vì không có được khởi đầu như ý nhưng đừng đổ lỗi cho nó vì cái kết không như mơ. Cuộc sống của bạn nằm ở trong tay bạn cũng giống như cây bút chì nằm trong tay người họa sĩ. Bạn muốn vẽ nó tròn thì nó tròn, bạn muốn vẽ nó vuông thì nó là vuông dù rằng nó chẳng thực vuông hay thực tròn như trong tưởng tượng nhưng nó cũng là hình hài mà chính tay bạn vẽ ra. Cuộc sống này chỉ có một lần vì vậy hãy nắm giữ và trân trọng dù nó không vẹn tròn và có phần méo mó, hãy dùng nghị lực và cố gắng khiến nó tốt đẹp hơn.
làm diễn giả

 Giêm A-len đã từng nói “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ”.

ST


Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

NGỰA -


NĂM GIÁP NGỌ
TẢN MẠN VỀ NGỰA

Ngày xưa, con người Âu Á rất tôn trọng con ngựa nên từ gọi “chiến mã” ngang hàng với “chiến binh”. Trong văn học cũng đem nó lên ngang hàng với con người, thành ngữ “Anh hùng mã thượng” tương ứng với từ “chevaleresque” của tiếng Pháp một cách thú vị, trong tĩnh từ nầy có từ gốc “cheval” là ngựa hay “ mã” ....Tuy nhiên nếu tiếng Pháp gọi ngựa cái là jument thì người Pháp cũng có một từ khác gọi ngựa cái là cavale. Từ nầy ít khi dùng vì nó có nghĩa xấu lắm khi tương đương với từ Việt Nam gọi “đồ ngựa cái”.

Trong văn học Trung Hoa cũng đề cao con ngựa trong vai trò của nó và tinh thần của nó. Chẳng hạn “Anh hùng mã thượng”, “Mã đáo thành công”, “Thất mã truy phong”, cũng như câu chuyện dạy đời “Tái Ông thất mã”. Một người thẳng thắng, phải thì nói phải, sai thì nói không e dè, không kiêng nể gọi là “Thẳng ruột ngựa”. Trước khi nói, phải uốn lưỡi bảy lần, bỡi vì nếu lỡ lời nói sai không chuộc lỗi được vì có câu: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy’ một lời lỡ nói ra rồi, bảy ngựa đuổi theo không kịp. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu có nghĩa gần giống với “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Chốn phồn hoa đô hội đông đảo người ta, xe cộ dập dều... nên có cảnh “Ngựa xe như nước....”. Trẻ tuổi mà không tự biết, chưa có kinh nghiệm mà háo thắng người ta cho là “Ngựa con háu đá”. Người Pháp khi cấp huân chương thường dùng những từ nguồn gốc vinh dự từ ngựa. Chẳng hạnChevalier de la Légion d’honneur – một huân chương cao quí nhất của Pháp – tức là Bắc đẩu Bội tinh. Người Anh cũng vậy, các nhà Vua Anh có lệ phong Hiệp sĩ cho những anh tài của đất nước: Cavalier (knight).

Việt Nam ta cũng vinh danh ngựa qua thành ngữ “Da ngựa bọc thây” do thành ngữ “Mã cách lý thi” của Trung Hoa, “Ngựa quen đường cũ”, “Một con ngựa bịnh cả tàu không ăn cỏ” v.v...

Lịch sử nước ta cũng như các nước khác khi nhắc lại các chiến công hiển hách của những anh hùng vào sinh ra tử trong chiến trường không quên nhắc đến ngựa. Chẳng hạn nói đến Phù Đổng Thiên Vương là ta nghĩ ngay đến roi đồng, ngựa sắt. Còn ở Pháp, tượng đồng của nữ anh thư Pháp Jeanne d’ Arc chống quân Anh xâm lược, cầm cờ ngồi trên lưng ngựa. Đến Paris ta bắt gặp hàng chục tượng của vua Louis XIV hầu hết đều cỡi ngựa, đặt trên những bệ đá uy nghi ở trước điện Louvre, điện Versailles, Công trường Chiến thắng v.v...Ở điện Versailles cũng như điện Maltes và nhiều điện khác ta thấy tượng của bầy ngựa tung hoành dưới làn nước. Sang Trung Hoa, nơi lăng tẩm Tần Thuỷ Hoàng không biết bao nhiêu là tượng chiến binh cùng với chiến mả. Trở về Huế nơi các lăng tẩm các vì vua, vẫn có những tượng chiến mã cùng với voi trận và các bậc công thần.

Nhưng buồn thay người ta cũng lạm dụng ngựa trong việc phi nghĩa phi nhân đạo như dùng ngựa trong việc xử tội “Tứ mã phân thây”, “Voi dày ngựa xéo”...Người ta còn lạm dụng sức lao động của ngựa như kéo xe, kéo cày...ta thử nhìn hình ảnh những con ngựa cu nhỏ thó ở các khu du lịch nước ta, ốm nhom ốm nhách quanh năm suốt tháng thiếu ăn thiếu uống, vậy mà phải kéo những chiếc xe cây thô sơ chở hàng chục khách du lịch ông tây bà đầm, ông nào bà nấy 100 kg trở lên, lọc cọc suốt ngày trên những con đường lộ đất gồ ghề. Kẻ viết bài nầy không dám nhìn vào cặp mắt của những con ngựa tội nghiệp nầy khi nó đang kéo những cỗ xe ngầng như vậy. Bên Tây cũng khồng vừa gì. Gần đây ở Pháp, ở Đức, ở Anh nước có truyền thống quí trọng ngựa vậy mà ngựa vẫn bị lén lút làm thịt xay ra làm ba-tê thế cho thịt bò, thịt heo...

Nói chung ngựa là một con vật mà loài người chúng ta xếp vào hàng loài vật đóng góp nhiều cho sự sinh tồn của chúng ta từ thể chất đến tinh thần đáng cho ta trân trọng lắm lúc về mặt nào đó ngựa và chó được vinh danh ngang với người.



BIỂU TƯỢNG NGỰA:
- Lộc mã muốn chỉ sự giáu sang, phát đạt, tiền tài, gia sản.
- Ngựa phi nước đại tượng trưng cho sự bôn ba rày đây mai đó. Vó ngựa đường xa.
- Bạch mã nếu là bạch mã thì phải được dẫn đi – đồng hành với chủ chớ không được cỡi – là biểu tượng của sự thăng quan tiến chức.
- Đôi ngựa hay song mã. Hình ảnh đôi ngựa hay đôi tuấn mã ắt hẳn đem lại tài lộc,
-Tám ngựa. Hình ảnh tám ngựa bờm dựng lên, đuôi thẳng ...phi nước đại trên đường thiên lý là biểu tượng của sự thành công trong kinh doanh, thăng quan tiến chức trong quan lộ, thành đạt trong thi cử.
- Mã đáo thành công. Cũng hình ảnh tám ngựa như vậy, nếu đặt trên bàn làm việc và hoặc treo trên tường nhà mà phải hướng chạy phải là hướng vào nhà, sẽ đạt được mọi điều cát lợi như làm quan lên chức, buốn bán làm giàu, thi cử đỗ đạt tóm lại vạn sự hanh thông đúng theo ý mã đáo thành công. Có người cho là hướng ngựa chạy ra cổng lớn hoặc cửa cái, hoặc đường lộ ...nếu nói như vậy thì mâu thuẩn với từ “đáo” là về, hơn nữa tài lộc, danh dự thì phải hướng vô chớ cho nó tuồng hết ra ngoài thì thành “mã... đào khánh tận” mất.




- Mã thượng đắc thiên hạ. Ngày xưa lấy chiến trận làm nên nghiệp cả nên quá trình chiến đấu là luôn luôn trên mình ngựa. Do vậy thành ngữ nầy muốn nói chỉ có mỗi một cách đắc thiên hạ là phải cầm thương cỡi ngựa ra mặt trận.

- Mã thượng phong hầu. Hình ảnh một con khỉ ngồi trên lưng hay trên bờm con ngựa để bắt chí – mấy ông ba tàu dám ghép chữ và ghép ý một cách trời ơi để trở thành “Mã thượng phong hầu” tức là mong ước cho việc thăng quan tiến chức nhanh chóng. Số là chữ “hầu” nghĩa là khỉ, đồng âm với chữ “hầu” trong chức phẩm “hầu” làm quan. Hình ảnh con khỉ ngồi trên ngựa, “mã thượng - vậy mà do óc sáng chế của người Tàu biến thành cụm từ mỹ miều “Mã thượng phong hầu” rồi vẽ thành hình lếu láo bán cho các “công bộc của dân” rất chạy.

- Ngựa quen đường cũ. Ngựa không thua chó về trí nhớ những con đường mà nó đã đi qua dù ngàn dậm để có thể trở về nhà. Một chủ tướng tử thương trong chiến trận, ngựa tự động mang xác chủ về nhà..

- Trung thành và chung thuỷ. Ba tấm gương: 
1.- Không thờ hai chủ: Ngựa Đích Lư của Lưu Bị. 
2.- Chỉ thờ người chủ tướng anh hùng: Ngựa Xích thố của Quan Vân Trường. 
3.- Tình chiến hữu, đồng sanh đồng tử: Ngựa Buchephalus và Alexandre Đại đế.

- Da ngựa bọc thây. Không biết bao nhiêu chuyện từ Á sang Âu kể về những con chiến mã đã từng mang thi hài của người chiến sĩ kỵ mã tử trận về doanh trại. Trong những phim chiến đấu của Mỹ cũng đã có chiếu những cảnh như vậy.

- Kỵ binh. Ngày xưa trong chiến tranh kỵ binh là lực lượng quan trọng nhất. Ngày nay sức ngựa không bì với sức cơ giới tuy nhiên trong quân đội hiện đại các nước Tây phương vẫn còn dùng từ kỵ binh, cavalerie để chỉ đội quân thiết giáp. 





ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI NGỰA
So với các động vật loài ngựa có quá nhiều đặc điểm:
- Hệ thống bộ tiêu hoá của ngựa ở giữa của loài nhai lại và không nhai lại. Chất enzyme trong ruột có thể làm tiêu hoá những thức ăn cứng và dai như rơm rạ, bo bo, các loại hạt.
- Ruột của loài ngựa cũng tương đối lớn và dài nên có cụm từ “thẳng như ruột ngựa”.
- Ngựa ngủ ít hơn các loài vật khác và ngựa ngủ đứng thay vì nằm. Tại sao? Vì ngựa ngoài công việc kéo xe kéo cày, công việc chính của ngựa là phương tiện giao thông và hơn hết là....xông pha chiến trận. Vậy ngựa phải sẵn sàng mọi lúc mọi khi, khi nhiệm vụ cần đến.
- Ăn. - Ngựa có thể ăn suốt ngày Ngựa có thể vừa kéo xe vừa ăn.
- Phóng uế. Cũng vậy, ngựa là loài động vật duy nhất có thể vừa chạy vừa phóng uế. Hai đặc điểm nầy cũng vì cần phải thích ứng với điều kiện cấp bách cho nhiệm vụ của loài ngựa là đang kéo xe, đang xông pha trận mac...
- Tình đồng loại. Một con ngựa ốm, cả tàu không ăn cỏ. Điều nầy được chứng minh trên thực tế.
- Không loạn luân, dù là loài vật.



GIAI, HUYỀN VÀ THẦN THOẠI VỀ NGỰA

I. VIỆT NAM


1-Phù Đổng Thiên Vương. Đời Vua Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân tràn sang xâm lấn nước ta. Thế nước yếu, vua cho đi loan truyền các nơi cho nhừng người tài giỏi ra cứu nước. Tại làng Phù Đổng huyện Võ Ninh, có một gia đình giàu có đến 60 tuổi mới sinh một đứa con. Người con nầy mãi đến 3 tuổi vẫn còn nằm trên giường không hề biết nói mà cũng không biết đi biết chạy.

Một hôm sứ giả của vua đến địa phương nầy rao truyền cho người tài ra dẹp giặc. Cậu bé bỗng nhiên mở lời và lớn tiếng nói với mẹ xin gặp sứ giả để xin tùng quân đánh giặc. Bà mẹ vô cùng kinh ngạc và lo lắng tuy nhiên sứ giả cũng đến. Cậu bé dõng dạc yêu cầu sứ giả về xin vua đúc cho cậu một bộ giáp sắt, một mũ sắt, một roi sắt và một con ngựa sắt..khi nào giặc đến hãy mang đến cho cậu.

Thật vậy, khi giặc tràn sang cậu bé vung vai trở thành một người lớn vậm vở mặc giáp sắt, đội mũ sắt, cầm roi sắt, nhảy lên ngựa sắt phi ngựa đi đánh giặc. Ngựa phun ra lửa, cậu bé tung hoành giết giặc đến nổi roi sắt gảy, cậu bèn nhổ bụi tre tiếp tục chiến dấu. Trước sự dũng mảnh, giặc xin đầu hàng. Sau khi đánh tan giặc, cậu bé phi ngựa đến làng Ninh Sóc dưới chân núi Sóc Sơn, cùng ngựa bay lên Trời. Nơi đây vẫn còn dấu vết lửa của ngựa sắt đốt cháy cả một vùng nên đến bây giờ còn gọi nơi đây là làng Cháy. Để nhớ công ơn, vua phong là Phù Đổng Thiên Vương đời đời nhang khói. Tượng của Đức Phù Đổng Thiên Vương bao giờ cũng vẫn là trên lưng ngựa sắt phun lửa. Dân gian tôn vinh Ngài là Thánh Gióng.

2- Lao Thạch Mã. Việt sử còn đề cập đến chuyện con ngựa đá thời nhà Trần. Trong lúc làm lễ ở chùa Lăng sau khi dẹp tan giặc Mông Cổ, nhân lúc thấy các con ngựa đá đứng chầu trước các miếu có dính bùn, vua Trần Nhân Tông liền cảm khái hai câu thơ bằng chữ Hán.
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện Kim âu
Dịch là:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng. 

3- Nhứt nhân nhứt mã. Một người một ngựa. Hình ảnh một dũng tướng một người một ngựa xung pha trận mạc giữa gươm đao, hào hùng biết bao. Trong một trận chiến chống quan Mông cổ, Lê Phụ Trần là tướng một mình một ngựa lao vào trận địa kỵ binh của quân Mông Cổ, sắc mặt vẫn thản nhiên tung hoành như chỗ không người.
Trần Duệ Tông là vua cũng là một danh tướng đã từng trên lưng ngựa chiến đấu kiên cường giữa mũi dáo đường tên và chết tại trận tiền. 

4- Đền Bạch Mã Hà Nội. Đền Bạch Mã ờ Hà Nội là một trong bốn trấn của thành Thăng Long cùng với Đền Quan Thánh, Đền Kim Liên và Đền Voi Phục. Đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông Kinh thành, hiện nay là Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ tức là Rún của rồng, vị thần gốc của Hà Nội cổ. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long công việc xây đắp thành nhiều lần đổ vỡ. Vua nằm mộng thấy từ đền Long Đỗ có một con ngựa trắng đi ra. Theo vết chân ngựa, vua cho xây lại và đã thành công nên đặt tên đền nơi đây là đền Bạch Mã. 

5- Đền Bạch Mã xứ Nghệ. Đền Bạch Mã được xây dựng từ đầu thời Lê, để thờ Phan Đà, người đã có công lớn chống quân Minh. Phan Đà quê Chí Linh tư chất thông minh, võ nghệ tài giỏi, đầu quân trong nghĩa binh Lam Sơn

Trong một lần đi thám thính nắm tình hình, ông bị địch phục kích và chém trọng thương ở bến Nguyệt Bổng. Con chiến mã trung thành đã mang ông về căn cứ, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại đó. Cũng có truyền thuyết, lúc ngựa mang ông qua vùng Lai Thành (nay thuộc xã Thanh Long) một dòng máu của ông đã chảy xuống và nơi đây mối xây lên thành nấm mồ lớn. Về sau dân làng lập miếu thờ tại địa điểm nầy. Vua sắc phong là “Đô Thiên đại đế Bạch Mã thượng đẳng phúc thần”.


II.HY LẠP CỔ ĐẠI. 

1/ Chòm sao Auriga. Theo thần thoại Hy Lạp, con ngựa đầu tiên do Hải Thần Poseidon tạo dựng và vị vua thứ nhất của xứ Athens tên Erichthonius là người đầu tiên xử dụng xe ngựa. Do đó, nhà vua và cỗ xe tứ mã này được đưa lên trời trở thành chòm sao "Auriga" có nghĩa là "Người cưỡi xe" (charioter) bất tử. 

2/Ngựa Arion, Baios, Hyppocampus. Ðặc biệt, ngựa của võ sĩ khỏe vô địch Hercules mang tên Arion do Thủy Vương Neptune tạo ra bằng cách dùng chĩa ba đâm mạnh xuống mặt đất. Ngựa Arion có chân người, nói tiếng người và chạy rất nhanh. Thủy Vương cũng tặng hiệp sĩ Achilles một con ngựa qúi mang tên Baios. Thủy Vương Neptune có đặc tài tạo ra những loài ngựa pha trộn hiếm có, kỳ lạ như giống "Hyppocampus" thân giống rồng hay cá, chỉ có hai chân trước.

3/Phi mã. Pegasus.Những con ngựa vừa kể tuy rất nổi tiếng, nhưng cũng chưa thể so sánh được với huyền thoại về thần mã Pegasus hay "nhân vật" đầu người mình ngựa Centaurus Pegasus, một con ngựa có cánh như chim đại bàng, là con của Thủy Thần Poseidon và nàng Medusus. Khi Medusus bị người hùng Persus chém đầu, máu từ cổ nàng phun ra thành ngựa Pegasus. Ngay khi vừa ra đời, Pegasus dậm mạnh chân xuống núi Helicon tạo thành giòng suối Hippocrene khơi nguồn cho thi ca. Pégasus bị vua xứ Corinthe thuần phục và thắng đai vàng. Về sau Trời bắt Pegasus về trời và biến thành chòm sao Pegasus trên thiên thể.

4/Nhân mã. Centaurus. Người Hy Lạp bị tấn công bỡi những kỵ mã vô danh mà họ cho là những quái vật người và ngựa là một, nửa người nửa ngựa sống trong rừng núi và ăn thịt sống. Do vậy trong thần thoại Hy Lạp ta thấy những nhân mã – centaurus – với hình ảnh một quái vật mà chân và thân là ngựa còn tay và đầu là người.

5/Thần mã Buchephalus. Buchephalus chỉ là con ngựa của Alexandre Đại đế mà tên của nó có nghĩa theo ngôn ngữ Hy Lạp là “bạn của những con ngựa”. Alexandre Đại đế và con ngựa Buchephalus qua dòng đời chiến đấu đầy gian khổ đến đỉnh vinh quang cũng là ngày tận số của cả hai, không còn là chuyện của một chiến mã và một dũng tướng mà đã trở thành một mối tình chiến hữu sinh tử, hơn thế nữa là một chuyện tình thuỷ chung đầy xúc động.




326 năm trước CN., Buchephalus, thuộc giống nhân mã cùng tuổi với Alexandre nhưng là một con ngựa chứng không phục tùng bất một ai ngoại trừ Alexandre. Khi còn nhỏ vua cha đã nói với Alexandre: Đế quốc Macedoine nầy đối với tài con quá nhỏ. Và Alexandre đã nghe theo cha thôn tính khắp cả Trung Đông bây giờ, cả đến tận Án Độ dường như chỉ với một mình một ngựa. Đó là Alexandre dũng tướng và Buchephalus chiến mã.

Trong một trận chiến ác liệt, Buchephalus bị thương rất nặng, Alexandre định thay ngựa khác nhưng Buchephalus không chịu lần đến chủ tướng mọp mình cho Alexandre lên yên và với sức cùng lực tận Buchephalus đã hoàn thành sứ mạng đưa Alexandre chiến thắng trong trận nầy trước khi Buchephalus trút hơi thở cuối cùng.

Alexandre đã trở thành một hoàng đế lừng danh tự cổ chí kim túc là Alexandre Đại đế, Alexandre le Grand. Nhà vua an táng Buchephalus với tất cả nghi lễ quân cách trọng thể và nơi đây trở thành một thành phố mang tên thành phố Buchephalus do nhà vua đặt. Không bao lâu Alexandre Đại đế, người bạn, người chiến hữu chung tình, chung thuỷ cũng chết theo Buchephalus.

Ngựa đã lập nên nhiều kỳ tích trong thể thao và trong chiến đấu. Ngựa là " bạn thân" của các bậc danh nhân và giai nhân trên thế giới đông tây, kim cổ.

6/ Ngựa Thành Troie. Con ngựa thành Troie là ngựa gỗ mà đội quân Hy Lạp đã dùng mưu kế để chiến thắng chiếm lấy thành Troie. Sau 10 năm bao vây thành Troie, quân dđội Hy Lạp không thể chiến thắng quân Troie bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc phải làm theo kế hoạch của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa khổng lồ cho quân lính vào ẩn náu trong lòng ngựa. Sau đó quân Hy Lạp giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người và con ngựa gỗ. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Troie, khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho tượng Thần Athena đã bị phá hủy. Thực chất trong con ngựa chứa đầy lính. Khi quân Troie no say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp trong bụng ngựa đã xông ra đánh bất ngờ và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào. Nhờ có ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã chiến thắng. 





III.-TRUNG HOA CỔ.



a. Ngựa Ô Truy. Hán Cao Tổ, ông vua sáng lập ra nhà Hán vẫn thường tự phụ là nhờ có mười năm sống trên lưng ngựa nên mới thu phục được cả giang san. Kẻ thù số một của Hán Cao Tổ là Sở Bá Vương Hạng Võ khi mới khởi nghiệp, cũng thu phục được thần mã Ô Truy ở bên cạnh, Về sau, khi thất thế, trước giờ tự tận, Hạng Võ đem con ngựa quý của mình nhờ người lái đò đưa nó qua sông để trở về đất Giang Đông. Nhưng khi thuyền vừa buông chèo, con Ô Truy hí lên mấy tiếng ai oán rồi nhảy xuống sông mất dạng.

b.Ngựa Đích Lư. Cuối đời Hán có ngựa Đích Lư cũng thuộc loại thần mã. Nó mang Lưu Huyền Đức nhảy qua suối Đàn Khê thoát nạn trong khi đoàn quân của Thái Mao truy đuổi theo sau. Ngựa Đích Lư vốn có một xoáy trắng ngay vầng trán, có người báo với Lưu Bị là ngựa phản chủ. Lưu Bị trả lời: Ngựa phản chủ là khi nào chủ phản nó, còn ta thì không.

c. Ngựa Xích Thố. Ngựa Xích Thố có sắc lông màu đỏ tượng trưng cho ngựa quý. Ngựa Xích Thố, vốn là của tướng hữu dũng vô mưu Lã Bố. Sau Tào tháo giết Lã Bố chiếm con Xích Thố và đem tặng cho Quan Vân Trường để lấy lòng. Quan Vân Trường được Xích Thố bèn quì lạy Tào Tháo xin cám ơn. Tào Tháo đỡ dậy mà rằng: Ta thường tặng cho Quan Hầu nhiều thứ quí giá ngọc ngà châu báu, mỹ nữ mà Quan Hầu không nhận, thế sao chỉ con ngựa nầy mà Quan Hầu lại đa lễ như vậy?

Thật vậy Quan Công đã cùng với con Xích Thố xông pha trận mạc, vào sinh ra tử, sống chết có nhau. Và cũng chính Quan Công cỡi con Xích Thố nầy quá ngũ quan trạm lục tướng của Tào Tháo trong việc phò nhị tẩu vượt vòng vây về với Lưu Bị. Khi Quan Công chết, con Xích Thố cũng buồn mà chết theo. Câu chuyện nầy khiến khiến nhớ đến chuyện Alexandre Đại đế và con thần mã Buchephalus trong sử Hy Lạp.

d. Bạch mã, bạch giáp, bạch bào. Đó chính là hình ảnh của Triệu Tử Long một dũng tướng trong Tam Quốc chí. Mỗi khi ra ra trận, Triệu Tử luôn dùng bạch mã, bạch giáp, bạch bào...đúng là trang anh hùng nam tử.

e. Ngựa Tiêu Sương. Vua nước Lương có ngựa rất quý, ngày chạy ngàn dặm, tên là Tiêu Sương. Khi con ngựa này bị vua Tống đánh cắp đem đi, nó nhớ chủ cũ, bỏ ăn rồi chết.

f. Ngựa gỗ của Khổng Minh. Đương dầu với quân sư nhà Nguỵ là Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng, một binh gia đại tài, quân sư của Lưu Huyền Đức đã chế tạo ra một loại ngựa gỗ thay thế ngựa thật để vận tải quân lương và cố tình tiết lộ kỹ thuật nầy cho Tư Mã Ý. Tư Mã Ý, quân sư của Tào Tháo đã đánh cắp được kỹ thuật và cũng chế tạo ra loại ngựa gỗ giống như vậy nhưng bị Khổng Minh đưa vào tròng phản gián nên đã để cả đoàn xe lương thực của mình cho quân Thục Hán chiếm. Cho nên có thơ: Kiếm Quan hiểm tuấn khu lưu mã. Tà Cốc kỳ khu giá mộc ngưu. Nghĩa là: Ải Kiếm núi cao cưỡi ngựa máy. Tà Cốc hiểm trở ngồi ngựa gỗ.

Câu chuyện nầy có điểm giống câu chuyện con ngựa thành Troie của Hy Lạp và ngựa sắt của Đức Phù Đổng Thiên Vương của Việt Nam.

g. Hãn huyết bảo mã. Ở Trung Quốc khi khai khu lăng tẩm Tần Thuỷ Hoàn người ta khám phá ra có một loài ngựa lạ lùng có mồ hôi đỏ như máu “Hãn huyết bảo mã”. Những nhà khoa học ngày nay sau khi nghiên cứu đã cho là vấn đề có tính khoa học. 



( sưu tầm )